Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng, lương về chưa ấm ví đã hết sạch? Tiền đến và đi nhanh đến mức bạn không hiểu đã tiêu xài vào những việc gì? Vậy đừng bỏ qua cách tiết kiệm tiền hiệu quả được ACB đề cập trong bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi tình cảnh đầu tháng thì xông xênh, cuối tháng ăn mì gói đợi lương về.
Việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm trước là một cách quan trọng để bạn định hình tài chính cá nhân và đảm bảo tiền không đến và đi "như 1 cơn gió". Việc đặt mục tiêu cần đảm bảo khả năng thực hiện với mức độ từ dễ đến khó. Mục tiêu dễ có thể là việc mua các món đồ yêu thích, đi du lịch. Còn mục tiêu khó có thể là dự định mua nhà hoặc tiết kiệm cho tuổi già...
Cách tiết kiệm tiền ngay khi nhận lương từ phân bổ lương hàng tháng
Dưới đây là một số mục tiêu tiết kiệm phổ biến mà bạn có thể xem xét:
Bạn cần xây dựng quỹ tiết kiệm dự phòng để trang trải cho các tình huống khẩn cấp, như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp… Khoản tiết kiệm này giúp bạn an tâm hơn và tự tin hơn khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Thêm nữa, quỹ tiết kiệm dự phòng giúp bạn bảo vệ tài chính cá nhân khỏi các tác động tiêu cực của các tình huống khẩn cấp. Thay vì phải vay mượn hoặc sử dụng các nguồn tài chính khác, bạn có thể sử dụng quỹ tiết kiệm để đối phó với những khó khăn tài chính đột xuất.
>>> Cách lập quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp
Dù bạn đang nợ hay không, bạn vẫn cần 1 khoản dự phòng để trả nợ. Nếu bạn đang có nợ, đặt mục tiêu tiết kiệm để trả nợ nhanh chóng. Tiết kiệm tiền và áp dụng vào trả nợ sẽ giảm thiểu số tiền bạn phải trả dưới dạng lãi suất. Việc trả nợ sớm giúp giảm áp lực tài chính đang đè nặng lên bạn. Bạn sẽ cảm thấy tự do hơn khi loại bỏ gánh nặng của nợ nần và có thể tập trung vào các mục tiêu tài chính khác.
Đặt mục tiêu tiết kiệm để đáp ứng các dự định nhỏ trong cuộc sống là một cách giúp bạn có động lực tiết kiệm hơn. Khoản tiết kiệm có thể dùng để mua một món đồ mới, đi du lịch... thường dễ thực hiện và khi đạt được sẽ khiến bạn phấn chấn, có tinh thần để tiết kiệm cho những dự định lớn lao hơn. Mỗi lần tiết kiệm cho các dự định nhỏ sẽ dần tạo thói quen, nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
Tiết kiệm để mua nhà
Bên cạnh đặt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, bạn cũng cần lên kế hoạch thực hiện các dự định lớn lao hơn. Dự định đó có thể là kinh doanh, mua bất động sản, mua xe hoặc đi du học. Các dự định này sẽ cần 1 khoản tiền lớn, đòi hỏi bạn phải có quá trình tích lũy liên tục. Bạn cần phải xác định rõ số tiền tích lũy hàng tháng và thời gian để đạt được mục tiêu này.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mua nhà từ tiền tiết kiệm hàng tháng
Đặt mục tiêu tiết kiệm để chuẩn bị cho tương lai về hưu. Bằng cách tiết kiệm tiền và đầu tư vào các khoản tiết kiệm hoặc quỹ hưu trí, bạn có thể đảm bảo sự ổn định tài chính trong giai đoạn về hưu.
>>> Về hưu sớm nhờ những thói quen tiết kiệm tiền hưu trí thông minh
Đây là mục tiêu thiện nguyện giúp bạn có 1 nguồn tài chính để hỗ trợ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu này không chỉ giúp bạn có động lực phấn đấu mà còn cảm thấy vui và hạnh phúc khi có thể đóng góp 1 phần nào đó cho xã hội. Việc biết rằng bạn đã làm điều gì đó tốt và hỗ trợ những người khác là một trải nghiệm đáng giá và thú vị trong cuộc sống.
>>> Hơn 18 cách giúp bạn tiết kiệm tiền tối ưu cho mọi đối tượng
Không phải mọi khoản chi tiêu trong cuộc sống đều cần thiết. Hàng tháng, bạn sẽ có những khoản chi bắt buộc và cố định như tiền nhà, tiền điện nước, xăng xe, internet... Tuy nhiên cũng có những khoản chi tiêu mà bạn có thể cắt giảm được như mua sắm quần áo, ăn tiệm, đi xem phim hoặc chi cho các hoạt động giải trí…
Bạn cần loại bỏ khoản chi tiêu không quan trọng
Việc loại bỏ những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền và tạo ra sự cân đối trong tài chính cá nhân. Bạn cần đánh giá các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và xác định những đâu là thứ không thực sự cần thiết. Chẳng hạn, bạn có thể cắt giảm khoản mua các mặt hàng xa xỉ, thực phẩm không cần thiết, đồ trang trí hoặc mua điện thoại mới.
>>> Bí kíp tiết kiệm cả “núi tiền” khi đi shopping vì đam mê
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các quy tắc quản lý như: quy tắc 4 chiếc hộp trong tài chính, phương pháp Kakeibo của người Nhật, quy tắc 50/20/30,...
Giới hạn việc rút tiền không chỉ giúp bạn tránh việc chi tiêu không cần thiết mà còn tạo ra tính kỷ luật trong quản lý tài chính cá nhân. Khi bạn chỉ có một số lượng tiền nhất định, bạn tránh việc tiêu xài quá mức hoặc mua những món không cần thiết. Đồng thời, giảm nguy cơ mất trộm tiền.
Lưu ý rằng việc chỉ rút tiền trong khoản vừa đủ sử dụng cũng cần cân nhắc theo từng tình huống cụ thể. Đảm bảo rằng bạn vẫn có đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu và tránh rơi vào trường hợp bạn cần tiền mặt nhưng trong ví không còn xu nào.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chuyển và rút tiền mặt bằng QR code nhanh chóng
Một cách tiết kiệm tiền hiệu quả khác mà bạn không thể bỏ qua đó là gửi tiền ngay khi nhận lương.
Hiện nay ACB cung cấp nhiều gói tiết kiệm với kỳ hạn, hình thức gửi linh hoạt đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng cá nhân. Bạn có thể mở nhiều sổ tiết kiệm để tích lũy cho từng mục tiêu kể trên. Hoặc bạn có thể tích lũy dẫn theo từng tháng lương bằng Gói Tích lũy tiết kiệm cho tương lai.
ACB cho phép bạn mở tài khoản trực tuyến chỉ với 1 click
Các gói tiết kiệm của ACB đều có mức lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn theo từng khoản tiết kiệm. Bạn cũng có thể linh hoạt chọn phương thức trả lãi bao gồm trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ.
>>> Cập nhật lãi suất gửi tiền tiết kiệm tại ACB
Trên đây là cách tiết kiệm tiền hiệu quả từ lương hàng tháng. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trên, bạn cần thường xuyên theo dõi việc thực hành tiết kiệm của bản thân. Trong quá trình này, bạn cần đánh giá và điều chỉnh linh hoạt. Tạo tài khoản tiết kiệm với khả năng tích lũy linh hoạt cũng là giải pháp giúp bạn xây dựng tài chính cá nhân vững mạnh. Để biết thêm điều kiện và quy trình mở tiết kiệm tại ACB, liên hệ ngay để được hướng dẫn.
Nội dung có thể bạn quan tâm:
>>> 10 cách tiết kiệm tiền lương 5 triệu
>>> Lương 7 triệu chi tiêu như thế nào để cuối năm có số tiền tiết kiệm kha khá?
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.