Những cơn lốc mua sắm "điên cuồng" có thể là nguyên nhân chính khiến bạn luôn rơi vào tình trạng kinh tế eo hẹp. Nếu bạn đang bị tình trạng "tiền đến và đi" nhanh như cơn gió, vậy đừng bỏ qua bài viết này. 10 nguyên tắc được ACB tiết lộ ở dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm tương đối tiền từ việc mua sắm!
Với nhiều người, đi shopping, mua sắm chính là phương pháp xả "xì trét" hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đôi khi hậu quả từ việc cuồng mua sắm có thể khiến bạn stress nặng hơn. Bởi, liên tục mua sắm sẽ khiến tiền trong ví cứ "đội nón" rời xa bạn. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng này là do đang mắc lỗi phổ biến khi đi mua sắm. Cụ thể là:
Mua sắm chỉ vì thích là lỗi phổ biến
Mua sắm chỉ vì thích là một lỗi phổ biến khi quản lý tài chính cá nhân. Khi mua các sản phẩm chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà không cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết hay không, bạn đang phung phí tiền bạc và tích lũy đồ dùng 1 cách dư thừa. Thêm nữa, hệ lụy của mua sắm chỉ vì thích còn khiến bạn mất thời gian để sắp xếp đồ dùng trong nhà.
Ngoài nguyên nhân "mình thích thì mình mua thôi", nhiều bạn trẻ khi đi shopping quyết định cho vào rỏ hàng 1 vài món đồ chỉ bởi "nó rẻ". Mặc dù việc tiết kiệm chi phí là quan trọng, nhưng bạn không nên chỉ tập trung vào giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác như chất lượng và tính khả dụng của sản phẩm. Khi mua hàng chỉ vì giá rẻ, có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Một sản phẩm rẻ hơn có thể có chất lượng kém, dễ gặp lỗi hoặc nhanh hỏng. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ thêm 1 khoản tiền để sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm sớm hơn dự kiến.
- Đôi khi 1 món đồ có giá rẻ, nhưng không có tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải mua lại một sản phẩm khác và dẫn đến bạn chi tiêu không hiệu quả.
Mua sắm không phù hợp với thời điểm cũng là một lỗi thường gặp. Thường các nhãn hàng đều sẽ có khuyến mãi, ưu đãi cho các dịp đặc biệt, lễ lớn. Trái lại, 1 số mặt hàng có xu hướng tăng giá khi vào các dịp lễ, Tết. Việc mua hàng vào thời điểm không hợp lý có thể dẫn đến việc mua đắt hơn.
Mua sắm sai thời điểm có thể khiến bạn mua đắt hơn
Mua sắm mà không có danh sách hàng hóa cần mua cũng là 1 lỗi thường gặp. Khi không có kế hoạch mua sắm rõ ràng, người mua có thể bị lạc hướng, mua những thứ không cần thiết và quên mua những mặt hàng quan trọng. Điều này khiến bạn không thể kiểm soát được số tiền chi ra, dẫn đến tài chính bị thâm hụt nghiêm trọng.
Mua sắm theo trend, chạy theo xu hướng đám đông là tình trạng nhiều bạn trẻ gặp phải hiện nay. Đây là nguyên nhân khiến bạn mua những mặt hàng không cần thiết chỉ vì nó đang "hot" hoặc được quảng cáo liên tục trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook. Việc mải miết chạy theo thị hiếu, khiến bạn bỏ quên việc đánh giá xem món hàng có phù hợp với nhu cầu và phong cách của mình hay không.
Một trong tình trạng mua theo trend phổ biến nhất là chạy theo các món đồ công nghệ. Đi theo trend khi mua sắm không chỉ khiến bạn "phá sản" mà còn có thể rơi vào tình trạng nợ nần, đặc biệt khi giá trị món đồ cao hơn nhiều so với khả năng tài chính của bạn.
Những lỗi trên khiên bạn thu nhập có cao đến đâu cũng nhanh chóng tiêu sạch mỗi tháng. Để thoát khỏi tình trạng, đầu tháng dư giả, giữa tháng cạn tiền, cuối tháng cầm cự đến ngày lương về, bạn hãy tuân theo các nguyên tắc sau khi đi mua sắm:
Nguyên tắc đầu tiên khi bạn đi shopping là lên danh sách những mặt hàng cần thiết và ưu tiên. Điều này giúp bạn tránh mua những món đồ không cần thiết và lãng phí tài chính. Bạn cũng nên đánh thứ tự ưu tiên để khi shopping sẽ tập trung vào việc mua những món quan trọng trước.
Bạn nên lên danh sách món đồ cần mua
Việc lên danh sách cũng giúp bạn hạn chế tình trạng quay lại cửa hàng để mua sắm tiếp vì trước đó quên cho vào giỏ hàng. Nhờ đó, bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi mua sắm. Bạn không cần phải đi lang thang và quan tâm đến những món đồ không cần thiết, mà có thể tập trung vào việc tìm và mua những món đồ đã được xác định trước đó. Nhờ đó, bạn cũng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
Để tiết kiệm khi mua đồ, bạn nên nghiên cứu và so sánh giá của sản phẩm định mua. Việc so sánh sẽ giúp bạn tìm ra được nơi bán có giá "mềm" hơn. Tuy nhiên, bạn cũng xem xét đánh giá và bình luận của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng. Điều này giúp bạn tìm được địa chỉ bán hàng tốt, tránh mua phải hàng kém chất lượng, độ bền kém.
Thêm nữa những nơi bán hàng tin cậy cũng sẽ có dịch vụ khách hàng tốt. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng khi cần thiết.
Ngoài việc lập danh sách món đồ cần mua, bạn nên xác định mức ngân sách dành cho các khoản chi tiêu cụ thể. Đây là nguyên tắc quan trọng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bạn cũng nên tìm phương pháp phân bổ tài chính phù hợp, chẳng hạn như phân bổ theo tỷ lệ nhất định cho các mục tiêu khác nhau như tiết kiệm, chi tiêu hàng ngày, thanh toán nợ, và đầu tư. Việc phân bổ chi tiêu cũng nên dựa trên mức độ ưu tiên.
Một khi bạn đã xác định định mức chi tiêu, hãy tuân thủ nó và tránh vượt quá giới hạn đã định. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tự kiểm soát, nhưng giúp bạn tiết kiệm tiền và duy trì ngân sách cá nhân.
Thay vì chỉ tìm kiếm sản phẩm rẻ nhất, hãy tập trung vào việc mua những món đồ thực sự cần thiết và có chất lượng tốt. Đôi khi, mua một sản phẩm tốt với giá hơi cao hơn đôi chút lại là cách giúp bạn tiết kiệm 1 khoản tiền trong dài hạn (tiền sửa chữa hay mua đồ thay thế)
Bạn nên tránh mua sắm trong tình trạng cảm xúc tiêu cực như stress, buồn bã, hoặc phiền muộn. Trong những lúc như vậy, khả năng ra quyết định không tốt và có thể dẫn đến việc mua những món đồ không cần thiết hoặc lãng phí tiền bạc.
Bạn không mua sắm khi stress
Cách tiết kiệm hiệu quả nhất khi đi mua sắm là tận dụng các phiếu giảm giá, khuyến mãi và ưu đãi. Bạn hãy theo dõi các chương trình khuyến mãi từ cửa hàng hoặc sử dụng ứng dụng, trang web cung cấp phiếu giảm giá để tiết kiệm tiền.
Luôn kiểm tra kỹ hóa đơn sau khi thanh toán để đảm bảo rằng bạn không bị tính phí không đúng hoặc có bất kỳ sai sót nào. Nếu có bất kỳ sai sót nào, hãy liên hệ với cửa hàng để điều chỉnh.
Điều chỉnh thời điểm mua sắm để tránh mua vào những dịp lễ lớn hoặc giảm giá lớn. Vào những thời điểm này, giá cả và đội ngũ mua hàng sẽ tăng, dẫn đến sự tăng giá và mất đi các ưu đãi đặc biệt.
Thẻ hoàn tiền cho phép bạn nhận lại phần tiền mặt hoặc điểm thưởng từ các giao dịch mua sắm. Hiện nay nhiều ngân hàng đưa ra mức hoàn tiền hấp dẫn từ 2-10% cho các giao dịch mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Thẻ hoàn tiền siêu thị ACB Visa Platinum
>>> Cách sử dụng thẻ siêu thị ACB Visa Platinum hiệu quả
Chẳng hạn như, thẻ ghi nợ ACB Visa Debit Cashback hoàn 5% hoặc thẻ tín dụng ACB Visa Platinum hoàn 10% khi mua sắm tại siêu thị. Số tiền được hoàn lại tuy nhỏ nhưng theo thời gian, tích tiểu thành đại, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản tương đối từ các giao dịch mua sắm..
Khi mua sắm và nhận lại số tiền còn dư, hãy đặt số tiền đó vào một ống heo hoặc tài khoản tiết kiệm để tích lũy. Điều này giúp bạn tận dụng số tiền dư thừa và tiết kiệm để sử dụng cho mục đích khác trong tương lai.
Nắm kỹ 10 nguyên tắc kể trên khi đi mua sắm sẽ giúp bạn tiết kiệm được tương đối tiền. Nếu bạn muốn biết thêm các bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, theo dõi ACB ngay nhé!
>>> Có nên dùng thẻ hoàn tiền siêu thị không?
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.