Đã có bao giờ bạn rơi vào trường hợp cần dùng tiền khẩn cấp nhưng trong túi lại chẳng còn 1 xu. Những lúc như thế bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về việc lập quỹ dự phòng tài chính để giúp bản thân không rơi vào những hoàn cảnh oái oăm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn 6 bước lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả, hãy tham khảo và áp dụng sớm nhất có thể nhé!
Quỹ dự phòng tài chính hay còn gọi quỹ khẩn cấp là khoản tiền được dành để giải quyết những sự kiện đột ngột và rủi ro. Số tiền này không phải là để sắm xe, mua nhà hoặc thực hiện các chuyến du lịch...
Mục đích chính của quỹ là đảm bảo khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ như sự đau ốm của các thành viên trong gia đình, hoặc khi bạn đột ngột bị thất nghiệp. Ngoài ra, quỹ dự phòng còn là số tiền đảm bảo khả năng chi trả của bạn với những hóa đơn lớn ngoài kế hoạch.
Quỹ tiết kiệm dự phòng là gì?
Quỹ tài chính dự phòng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, khi nhận ra giá trị và ý nghĩa của nó, bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng thiết thực của quỹ này. Một số lợi ích mà quỹ dự phòng tài chính mang lại cho chúng ta có thể kể đến là:
- Bảo đảm cuộc sống an toàn trước những biến cố không thể dự đoán trong tương lai. Số tiền trong quỹ hỗ trợ bạn chi trả các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch.
- Giúp bạn tránh việc rơi vào tình trạng nợ nần và vay mượn. Khi không có quỹ dự phòng, bạn dễ có xu hướng vay nợ để chi trả cho các chi phí nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình.
- Tăng cường sự tự tin trong công việc và giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ mỗi người xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tài chính cá nhân khoa học. Việc lập quỹ dự phòng sẽ giúp bạn có động lực tiết kiệm hơn. Điều này giúp ngăn chặn thói quen chi tiêu quá mức, nhờ đó giúp tránh khỏi khủng hoảng tài chính cũng như nạn vay nợ.
>>> Phân biệt tài sản và tiêu sản? Cách biến tiêu sản thành tài sản
Quỹ dự phòng tài chính sẽ được xây dựng theo thói quen chi tiêu và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Để xác định số tiền cần thiết, bạn có thể tham khảo các phương án sau:
- Số tiền của quỹ dự phòng cần đủ trang trải cuộc sống trong trường hợp bạn bị mất việc từ 3 đến 6 tháng hoặc thậm chí lên đến 1 năm. Để xác định số tiền cần, bạn cần tính toán chi phí sống trong khoảng thời gian đó. Ví dụ, nếu chi tiêu hàng tháng của bạn là 6 triệu, quỹ dự phòng cho 6 tháng sẽ là 6 × 6 = 36 triệu.
- Dự phòng cho trường hợp ốm đau, bệnh tật. Điều trị bệnh đòi hỏi chi phí lớn để vừa chữa trị vừa đảm bảo chi tiêu hàng ngày do đó bạn cần phải chuẩn bị sẵn cho khoản chi tiêu không biết trước này. Mỗi tháng, bạn có thể dành một phần nhỏ, khoảng từ 5% đến 15% tổng thu nhập. Sau 1 đến 2 năm, bạn sẽ thấy quỹ dự phòng đã được tích lũy một số tiền đáng kể.
Quỹ tiết kiệm dự phần cần bao nhiêu tiền?
>>> Lưu ngay 5 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mà bạn nên biết
Nhiều người thường trì hoãn việc xây dựng quỹ dự phòng tài chính vì cho rằng nó rắc rối và khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương pháp đúng thì việc dành riêng cho mình một khoản tiền tiết kiệm cho những lúc cần thiết không quá khó như chúng ta nghĩ. Dưới đây là 6 bước đơn giản giúp bạn xây dựng quỹ tiết kiệm dự phòng hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé!
Để bắt đầu, hãy tổng hợp và đánh giá tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của bạn. Điều này bao gồm cả các khoản tiêu dùng, chi tiêu cố định và những chi phí khác. Bằng cách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân và dễ dàng xác định số tiền có thể dành cho quỹ tiết kiệm dự phòng.
Tính toán khoản chi tiêu hàng tháng
Đặt ra một mục tiêu cụ thể cho quỹ tiết kiệm dự phòng của bạn sẽ giúp quá trình xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn được rõ ràng và có động lực thực hiện hơn. Mục tiêu này nên phản ánh chi phí sống cơ bản của bạn trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 3 đến 6 tháng chi tiêu hàng tháng.
Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có đủ tiền để đối mặt với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào mà không phải lo lắng về tài chính. Sau đó bạn hãy đặt một con số tiết kiệm cụ thể. Hãy nhân chi phí hàng tháng của bạn với số tháng mà bạn muốn tiết kiệm.
Chẳng hạn như nếu bạn muốn tiết kiệm 3 tháng chi tiêu với chi phí chi tiêu trung bình một tháng của bạn là 15 triệu đồng, thì quy mô quỹ khẩn cấp mục tiêu của bạn sẽ là 45 triệu đồng (15 triệu đồng x 3).
>>> Quản lý chi tiêu theo phương pháp 6 chiếc lọ
Hãy cân nhắc về những tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống, chẳng hạn như mất việc làm, bệnh tật, hay chi phí sửa chữa đột ngột. Điều này giúp bạn định rõ những rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị tâm lý để đối mặt với chúng.
Chọn một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để mở tài khoản dành riêng cho quỹ dự phòng. Điều này giúp bạn duy trì sự rõ ràng về số tiền trong quỹ và tránh việc sử dụng nó cho mục đích khác.
Trước khi tập trung vào việc tiết kiệm dự phòng, hãy ưu tiên hoàn tất thanh toán các khoản nợ của bạn. Loại bỏ nợ sẽ giúp giảm áp lực tài chính và tăng khả năng tiết kiệm cho quỹ dự phòng.
Ưu tiên hoàn tất các khoản nợ
Bạn nên xem xét các hình thức dự phòng tài chính của mình, chẳng hạn như đầu tư an toàn, tiết kiệm tích lũy, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc các đầu tư tài chính có lãi suất cao. Việc này sẽ giúp tăng giá trị quỹ của bạn theo thời gian và khiến bạn an tâm hơn trong việc quản lý tài chính quỹ tiết kiệm dự phòng.
Bằng cách thực hiện các bước trên, bạn sẽ có thể xây dựng một quỹ tiết kiệm dự phòng hiệu quả và khoa học, qua đó giúp đảm bảo sự ổn định tài chính cá nhân trước những trường hợp khẩn cấp.
>>> Rủi ro có thể gặp phải nếu không biết cách quản lý chi tiêu cá nhân
Trên đây là một vài thông tin cũng như 6 bước lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những giá trị hữu ích để bạn có kế hoạch xây dựng cũng như quản lý tài chính quỹ tiết kiệm dự phòng thông minh. Quỹ dự phòng tài chính sẽ giúp cho những kế hoạch trong cuộc sống của bạn không bị “trật bánh” khi có điều bất ngờ xảy đến. Do đó đừng gạch tên mục này ra khỏi kế hoạch tài chính mỗi tháng của bạn nhé!
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.