Bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, cuộc sống không chỉ thay đổi về mặt tâm lý và trách nhiệm mà còn mở ra những thử thách và trải nghiệm mới mẻ trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Nổi bật nhất chính là bài toán cân bằng hài hòa giữa dòng tiền riêng của mỗi cá nhân và ngân sách chung của gia đình. Vậy cách quản lý tiền của vợ chồng sau khi kết hôn xong như thế nào? Liệu vợ chồng có nên rạch ròi chuyện tiền nong? Hãy cùng ACB đi gỡ từng nút thắt cho những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Cách quản lý tiền của vợ chồng sau khi kết hôn
Sau khi kết hôn, việc thiết lập quỹ chung là bước đi quan trọng giúp các cặp đôi kiểm soát tài chính hiệu quả, vun đắp tổ ấm hạnh phúc và thịnh vượng. Quỹ chung được xây dựng dựa trên sự đóng góp tự nguyện và bình đẳng của cả hai vợ chồng, tỷ lệ đóng góp phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người. Một số lợi ích thiết thực, mang lại hạnh phúc viên mãn khi vợ chồng mới cưới thiết lập quỹ chung là:
- Kiểm soát chi tiêu thông minh: Quỹ chung giúp theo dõi, quản lý thu chi hợp lý, hạn chế tình trạng hoang phí, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Dự phòng cho tương lai: Góp phần thực hiện các mục tiêu chung như mua nhà, sinh con, du lịch, tạo nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.
- Tăng cường niềm tin: Thể hiện sự tin tưởng, chia sẻ trách nhiệm tài chính, vun đắp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cùng nhau tận hưởng những niềm vui, sở thích cá nhân, gia tăng hạnh phúc gia đình.
Đôi bạn có thể tham khảo cách phân bổ quỹ chung hiệu quả như sau:
- 55%: Chi tiêu thiết yếu: Bao gồm các khoản như thanh toán hóa đơn, ăn uống, nhà ở, điện nước, di chuyển,...
- 10%: Tiết kiệm dài hạn: Dành cho các mục tiêu tương lai như mua xe, kinh doanh, sinh con,...
- 10%: Phát triển bản thân: Hỗ trợ học tập, trau dồi kỹ năng cho cả hai.
- 10%: Nhu cầu hưởng thụ: Du lịch, giải trí, tạo sự gắn kết và niềm vui cho cuộc sống.
- 10%: Dự phòng cho tương lai: Hỗ trợ con cái học tập, khởi nghiệp, hay đơn giản là "của để dành" cho tuổi già.
- 5%: Quỹ dự phòng: Sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ, rủi ro tài chính.
Bên cạnh lập quỹ chung, phân vai tài chính là một bí quyết hữu ích giúp vợ chồng mới cưới quản lý tiền bạc hiệu quả. Mỗi người có thể đảm nhận vai trò riêng trong việc quản lý tài chính gia đình. Ví dụ, chồng có thể chi trả cho việc học tập của con, tiền thuê nhà và điện nước, trong khi vợ lo chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm chung. Tuy nhiên, sự phân chia này hoàn toàn linh hoạt và có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là cả hai cần thống nhất và thoải mái với vai trò của mình.
Ngoài ra, Thay vì gán ghép vai trò theo giới tính, hãy ưu tiên cho người có năng lực và sở thích phù htp với công việc quản lý tài chính. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hoạch định và phân bổ chi tiêu, hãy cởi mở chia sẻ với "nửa kia" để cùng nhau giải quyết. Điều quan trọng là cả hai bạn nên tôn trọng ý kiến của nhau, cùng nhau thảo luận và đưa ra quyết định hợp lý cho tài chính gia đình. Sự cởi mở, trung thực sẽ giúp cả hai xây dựng niềm tin và chủ động hơn trong việc tích lũy tài chính cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
Theo dõi và đánh giá quá trình chi tiêu theo từng mốc thời gian
Cùng nhau theo dõi và quản lý chi tiêu là "chìa khóa" để vun đắp mối quan hệ vợ chồng hòa thuận và gắn bó. Hãy dành thời gian trao đổi, đánh giá tình hình thu chi sau mỗi khoảng thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Cùng nhau minh bạch hóa cách thức phân bổ thu nhập hàng tháng, đánh giá mức độ dư dả, thiếu hụt hay phát sinh khoản nợ (nếu có).
Sự chia sẻ cởi mở và minh bạch này giúp cả hai nắm rõ dòng tiền chung, tránh những hoang mang, mâu thuẫn trong hôn nhân, hay thất vọng khi tài sản bị thiếu hụt do chi tiêu vượt quá khả năng.
>>> Các lưu ý cần nhớ khi quản lý chi tiêu trong gia đình
Ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày, vợ chồng cần cân nhắc đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn (như du lịch, mua sắm nội thất) và dài hạn (như mua nhà, mua xe, chuẩn bị cho con cái). Việc hiện thực hóa những mục tiêu này đôi khi sẽ gặp khó khăn nếu chỉ dựa vào thu nhập hiện tại của hai vợ chồng. Do đó, giải pháp lý tưởng nhất chính là tăng thu nhập và đầu tư hiệu quả. Có một vài kênh đầu tư mà vợ chồng bạn có thể tham khảo là:
- Đầu tư cổ phiếu hoặc là trái phiếu
>>> Đầu tư cổ phiếu liệu có an toàn?
Xây dựng ngay quỹ dự phòng khẩn cấp
Vợ chồng mới cưới luôn đối mặt với những rủi ro tài chính tiềm ẩn như mất việc làm, tai nạn, ốm đau, sửa chữa nhà cửa... Việc xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gia đình trước những rủi ro này. Theo đó, quỹ dự phòng khẩn cấp giúp đôi bạn những vấn đề như:
- Đối phó với những rủi ro tài chính bất ngờ: Giúp bạn có đủ chi phí để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt cơ bản khi gặp khó khăn về tài chính.
- Tạo cảm giác an tâm và tự tin: Biết rằng mình có một khoản dự phòng sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong cuộc sống.
- Giúp đưa ra quyết định tài chính sáng suốt: Khi có một khoản dự phòng, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định tài chính sáng suốt khi đối mặt với những rủi ro bất ngờ.
- Góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc: Quỹ dự phòng khẩn cấp là nền tảng cho kế hoạch tài chính dài hạn của bạn.
- Thể hiện sự trưởng thành và trách nhiệm: Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp thể hiện sự trưởng thành và trách nhiệm của vợ chồng mới cưới trong việc quản lý tài chính và đảm bảo tương lai cho gia đình.
Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là mức tối thiểu của quỹ dự phòng khẩn cấp nên bằng 3-6 tháng chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Ngoài ra, vợ chồng bạn nên để quỹ dự phòng khẩn cấp ở một tài khoản riêng biệt, dễ dàng rút khi cần thiết. Hơn nữa, đôi bạn cũng nên thường xuyên cập nhật số dư của quỹ dự phòng và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của gia đình.
Bài toán "tiền chung hay tiền riêng" luôn khiến nhiều cặp vợ chồng trăn trở. Giải pháp tối ưu nằm ở sự cân bằng giữa hai quỹ riêng và chung. Mỗi cá nhân vẫn có thể giữ một khoản độc lập để thỏa mãn sở thích cá nhân, nhưng đồng thời cũng cần chung tay đóng góp vào ngân sách chung cho các khoản chi tiêu chung của gia đình.
>>> Cách quản lý chio tiêu cho vợ chồng có con trẻ
Vợ chồng có nên độc lập tài chính?
Độc lập tài chính trong hôn nhân thể hiện sự bình đẳng, cho phép cả vợ và chồng tự quyết định việc sử dụng tiền của mình mà không phải phụ thuộc vào đối phương. Tuy nhiên, điều này cũng có những hạn chế. Vấn đề ở đây không nằm ở tiền bạc mà ở sự tin tưởng giữa hai người. Do đó, không dễ có câu trả lời chung cho việc vợ chồng có nên độc lập tài chính hay không, vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm sống của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là dù độc lập tài chính hay không, hôn nhân sẽ tốt đẹp hơn nếu cả hai cùng chung tay góp sức. Xã hội hiện đại đề cao sự bình đẳng, và việc vun vén gia đình là trách nhiệm của cả vợ lẫn chồng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết quản lý tài chính cho hệ độc thân trên 30 tuổi
Việc rạch ròi chuyện tiền nong với những đôi vợ chồng mới cưới sẽ mang lại một số lợi ích như:
- Giúp mỗi người hiểu rõ hơn về thu nhập, chi tiêu của bản thân.
- Tăng tính trách nhiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân.
- Giảm thiểu nguy cơ tranh cãi về tiền bạc.
Tuy nhiên, việc rạch ròi quá mức đôi khi cũng có thể gây ra một số vấn đề như:
- Giảm tính gắn kết, chia sẻ trong gia đình.
- Tạo cảm giác xa cách, thiếu tin tưởng lẫn nhau.
- Gây khó khăn trong việc quản lý tài chính chung cho những khoản chi tiêu lớn.
Do đó, lời khuyên chân thành dành cho đôi bạn chính là cả hai vợ chồng nên tìm kiếm sự cân bằng giữa việc rạch ròi và chia sẻ tài chính. Bên cạnh đó, đôi bạn cần có sự thảo luận cởi mở về các khoản chi tiêu chung và thống nhất cách thức đóng góp, đồng thời tôn trọng sự riêng tư tài chính của nhau nhưng vẫn đề cao tinh thần hỗ trợ khi cần thiết.
Từ xưa, người vợ luôn được coi là “tay hòm chìa khóa” trong gia đình, vì vậy nhiều người mặc định phụ nữ là người giữ tiền và quản lý tài chính. Người ta tin rằng phụ nữ thường có tính tiết kiệm, biết vun vén, lo toan, trong khi đàn ông thường phóng khoáng và dễ "vung tay quá trán", nên việc giữ tiền khó khăn hơn.
Tuy nhiên, ngày nay việc quản lý tài chính không còn phân biệt giới tính. Quan trọng là vợ chồng có thể đạt được mục tiêu chung của gia đình. Chính vì thế, khi vừa bước vào hôn nhân, hai vợ chồng bạn cần thống nhất về chi tiêu và công khai thu nhập.
Cả hai nên chia sẻ quan điểm về tiền bạc và mong muốn trong tương lai, sau đó cùng nhau quyết định ai là người giữ tiền. Việc thống nhất này giúp tài chính gia đình bền vững hơn, tránh sự so sánh, nghi kỵ hay hạch sách lẫn nhau. Điều này tạo nên sự tin tưởng và khiến cuộc sống gia đình vui vẻ, thoải mái hơn.
Thay vì loay hoay đơn độc, giờ đây bạn có thêm một người đồng hành, cùng chia sẻ gánh nặng tài chính và vun đắp tương lai chung. Tuy nhiên, sự hòa hợp về vấn đề tiền bạc không đơn giản, đòi hỏi sự thấu hiểu, chia sẻ và cả những thỏa hiệp hợp lý. Nhưng đừng lo, một khi hai bạn chọn cách nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp dựa trên tinh thần tôn trọng, yêu thương lẫn nhau thì mọi vấn đề về tài chính sẽ được giải quyết ổn thoả.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của ACB trong bài viết này sẽ giúp đôi bạn biết cách quản lý tiền bạc trong cuộc sống hôn nhân mới mở ra hơn. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích mời bạn truy cập vào website của ngân hàng ACB là https://acb.com.vn/
>>> Có thể bạn quan tâm: Cần làm gì khi gặp khủng hoảng tài chính?
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.