Gợi ý tìm kiếm

9 mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả

Quản lý tài chính gia đình là một khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự ổn định cho kinh tế của gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những cách quản lý tài chính gia đình thông minh, giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính hiệu quả hơn.

1. Có kế hoạch chi tiêu

Việc có được một kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ giúp gia đình kiểm soát được các khoản phí cần bỏ ra mỗi tháng hiệu quả hơn. Bạn có thể chia những khoản phí sinh hoạt khác nhau thành các tỷ lệ khác nhau tương tự như phương pháp JARS như sau:

- Chi phí thiết yếu: Đây là tỷ lệ chi tiêu chiếm đa phần thu nhập với các khoản phí sinh hoạt ăn uống, chi trả các hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà,... chiếm đến 55% thu nhập hằng tháng.

- Tiết kiệm: Là khoản được trích từ 10% thu nhập hằng tháng dùng cho các dự tính tương lai như mua nhà, xe, các kế hoạch sinh con,...

- Đầu tư tự do: Là 10% chi tiêu hằng tháng dùng để đầu tư, góp vốn để tạo nên lợi nhuận cho bản thân và gia đình có thể là đầu tư chứng khoán, các mô hình kinh doanh nhỏ,...

- Giáo dục: Đây là số tiền dùng để nâng cấp bản thân như tham gia vào các khóa học, mua sách và các tài liệu học tập nhằm trau dồi kiến thức với tỷ lệ chiếm 10% thu nhập.

- Hưởng thụ: Khoản chi tiêu này dùng để thỏa mãn bản thân phục vụ cho các nhu cầu như giải trí, du lịch nghỉ dưỡng,... chiếm 10% thu nhập của bạn.

- Từ thiện: Hãy sử dụng 5% thu nhập mỗi tháng để dành cho các hoạt động cộng đồng, từ thiện,...

Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Tùy theo tình hình tài chính và thu nhập của gia đình, bạn có thể căn chỉnh thay đổi các tỷ lệ này với nhau. Lưu ý, hãy luôn ưu tiên khoản chi phí ưu tiên cố định cho mỗi tháng và linh hoạt thay đổi các khoản chi phí khác để phù hợp với gia đình.

2. Hãy cân nhắc chi tiêu với quy tắc 50/30/20 và 50/50

Quy tắc 50/30/20 cũng là một phương án hiệu hữu giúp quản lý tài chính gia đình hợp lý mà vẫn đảm bảo các khoản phí cho những nhu cầu thiết yếu, cụ thể như sau:

- 50% thu nhập mỗi tháng: khoản phí này sẽ được dành ra để sử dụng cho các chi phí cố định như hóa đơn, tiền ăn uống, đi lại và nhà ở,...

- 30% thu nhập mỗi tháng: khoản chi phí này sẽ đáp ứng những nhu cầu chi tiêu cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình như học phí, mua sắm, du lịch, giải trí,...

- 20% thu nhập mỗi tháng: đây là khoản còn lại phục vụ cho các mục tiêu tài chính như đầu tư, góp vốn kinh doanh để kiếm lợi nhuận, tiết kiệm và quỹ dự phòng cho các trường hợp cấp bách.

Ngoài ra, quy tắc 50/50 cũng là phương pháp đáng để bạn cân nhắc như cách quản lý tài chính gia đình, thông thường sẽ dành cho các hộ không có nhiều khoản chi tiêu. Cụ thể hơn, tổng thu nhập của gia đình sẽ được chia thành 2 phần như nhau:

- 50% thu nhập mỗi tháng: được sử dụng cho chi phí thiết yếu, các khoản sinh hoạt hằng tháng.

- 50% thu nhập còn lại: được dùng cho các mục tiêu chung của gia đình, là khoản tiết kiệm cho những nhu cầu còn lại.

Cân nhắc chi tiêu với 2 quy tắc 50/30/20 và 50/50

Cân nhắc chi tiêu với 2 quy tắc 50/30/20 và 50/50

>>> Làm sao để quản lý chi tiêu cá nhân khiến bạn không lo cuối tháng hết tiền

3. Lên kế hoạch tiết kiệm hợp lý

Để có một kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lý hơn, người Nhật có một phương pháp tích lũy tiền mang tên Kakeibo chỉ với 2 bước đơn giản:

- Bước 1: Chia thu nhập mỗi tháng ra 4 phần: chi phí thiết yếu, chi phí đầu tư, chi phí tiêu dùng, chi phí phát sinh.

- Bước 2: Hãy xem xét lại tổng số tiền đã chi trong tuần để xem xét xem các khoản chi đã hợp lý chưa, xem số dư còn lại là bao nhiêu và xem cần tiết kiệm bao nhiêu để đạt được mục tiêu trong tháng. Như vậy, bạn sẽ có thể kiểm soát các khoản chi phù hợp cho tuần tiếp theo.

>>> Bí quyết tiết kiệm tiền thông minh

4. Thảo luận với gia đình

Hãy dành thời gian mỗi tháng để cùng thảo luận với tất cả các thành viên trong gia đình về các khoản chi tiêu nào cần thiết nếu như có các dự định tham gia các khóa học mới, mua sắm vật dụng, phương tiện,... Việc này sẽ giúp cân bằng các khoản chi, ưu tiên cho các khoản nào trước hoặc cần bổ sung khoản chi tiêu nào cần thiết trong tháng đó.

Bạn cũng có thể xác định rõ trách nhiệm tài chính cho các thành viên trong gia đình. Ví dụ, bạn có thể đảm nhận các chi phí cố định trong nhà như ăn uống, tiền điện nước, tiền Internet,... trong khi chồng hoặc vợ của bạn chịu trách nhiệm về các khoản chi khác. Sau đó, vào cuối tháng, hai bạn có thể ngồi lại với nhau để tổng hợp lại các khoản chi tiêu, thu nhập và số dư hàng tháng của gia đình.

Thảo luận với gia đình về các vấn đề tài chính

Thảo luận với gia đình về các vấn đề tài chính

5. Lưu ý các chi phí phát sinh

Trong cuộc sống hằng ngày, việc có một khoản chi tiêu phòng cho các chi phí phát sinh là rất quan trọng. Các chi phí phát sinh ngoài ý muốn có thể bao gồm tiền sửa chữa nhà cửa, phương tiện, tiền mừng cưới, mừng tuổi và một số các hoạt động vui chơi, giải trí khác. Vì thế trong kế hoạch chi tiêu của gia đình nên có một khoản cụ thể bao nhiêu % thu nhập hằng tháng cho khoản phí phát sinh này.

6. Đừng quên kiểm tra báo cáo tín dụng

Kiểm tra báo cáo tín dụng hàng tháng là một thói quen tài chính quan trọng mà chúng ta nên thực hiện. Bằng việc thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình tín dụng cá nhân của mình. Việc kiểm tra báo cáo tín dụng hàng tháng giúp chúng ta:

- Xác nhận tính chính xác của thông tin: Báo cáo tín dụng cung cấp cho chúng ta thông tin về lịch sử tín dụng, các khoản vay, thẻ tín dụng và các khoản nợ khác. Kiểm tra báo cáo giúp chúng ta đảm bảo rằng các thông tin này được cập nhật chính xác và không có sự sai lệch.

- Phát hiện lỗi và gian lận: Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên giúp chúng ta phát hiện sớm bất kỳ lỗi hay hoạt động gian lận nào trên tài khoản của mình. Nếu có bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không rõ ràng, chúng ta có thể liên hệ với công ty thông tin tín dụng để yêu cầu điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi cá nhân.

- Đối phó với tình hình tài chính: Bằng cách xem xét báo cáo tín dụng hàng tháng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân. Chúng ta có thể nhìn thấy các khoản nợ đang gánh vác, đánh giá mức độ tín dụng và định hướng các biện pháp cần thực hiện để cải thiện tình hình tài chính của mình.

Với việc kiểm tra báo cáo tín dụng hàng tháng, chúng ta có thể đảm bảo rằng thông tin cá nhân và tài chính của mình được bảo mật và chính xác. Đây là một bước quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính và định hướng cho việc quản lý tiền bạc một cách thông minh và hiệu quả.

Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên

Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên

7. Cân nhắc kỹ trước khi chi tiêu

Cân nhắc kỹ trước khi chi tiêu giúp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả hơn. Việc xác định ưu tiên, cân đối tài chính, tiết kiệm và đầu tư, cũng như tránh mua sắm không cần thiết là những lợi ích quan trọng của việc này. Ngoài ra, việc cân nhắc còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính và định hướng cho việc quản lý tài chính gia đình.

>>> 10 cách tiết kiệm chi tiêu mà bạn nên thử

8. Tập thói quen gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Tạo thói quen gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương là một cách thông minh để quản lý tài chính gia đình và cá nhân. Việc gửi tiết kiệm ngay khi nhận lương mang lại nhiều lợi ích:

- Xây dựng quỹ tiết kiệm: Bằng cách gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương, chúng ta tạo ra một quỹ tiết kiệm ổn định. Điều này giúp chúng ta tích lũy được số tiền dự trữ và tạo ra một nền tảng tài chính vững mạnh.

- Hạn chế việc tiêu xài quá mức: Khi chúng ta gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương, chúng ta cần dành một phần thu nhập để tiết kiệm. Điều này giúp chúng ta hạn chế việc chi tiêu quá mức và tạo ra sự cân đối tài chính.

- Tạo thói quen tiết kiệm: Bằng việc thực hiện việc gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương, chúng ta xây dựng một thói quen tiết kiệm đều đặn. Thói quen này giúp chúng ta tiết kiệm một cách tự động và không phải suy nghĩ quá nhiều về việc tiết kiệm.

- Tận dụng lợi suất tích lũy: Bằng cách gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương, chúng ta có thể tận dụng lợi suất tích lũy trong một khoảng thời gian dài. Lợi suất này giúp số tiền tiết kiệm của chúng ta tăng lên theo thời gian và tạo ra lợi ích tài chính bền vững.

9. Tạo một quỹ "khẩn cấp" cho gia đình

Tạo quỹ dự phòng cho gia đình là một điều rất cần thiết hiện nay. Khoản tiền này có thể chiếm khoảng 10% - 20% thu nhập hàng tháng, giúp giải quyết nhanh chóng các sự cố phát sinh trong cuộc sống và hạn chế tình trạng kẹt tiền hoặc khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn cần dùng đến tiền bạc. 

Tạo quỹ “khẩn cấp” cho gia đình

Tạo quỹ “khẩn cấp” cho gia đình

Ngoài ra với quỹ dự phòng này, bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều về những chi phí phát sinh ngoài sự kiểm soát và có thể sử dụng khoản tiền dự phòng này cho các tình huống khẩn cấp, giúp bạn chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của gia đình.

Trên đây là những cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả giúp bạn cân bằng tài chính và đảm bảo ổn định kinh tế. Những cách thức trên đây có thể là các giải pháp giúp bạn và gia đình tiết kiệm và phát triển hơn nữa về mặt tài chính trong tương lai.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.