Gợi ý tìm kiếm

Bạn có đang gặp khủng hoảng tài chính? Làm gì khi bế tắc tài chính?

Nguy cơ khủng hoảng tài chính thường âm thầm len lỏi, giống như mầm bệnh trong cơ thể. Do đó, "phòng bệnh" trong lĩnh vực tài chính cá nhân đơn giản là theo dõi cẩn thận ví tiền của bạn - bao gồm tất cả chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Bài viết này sẽ giúp bạn "chẩn bệnh" tình trạng tài chính hiện tại qua những dấu hiệu phổ biến cũng như một vài gợi ý giúp bạn chủ động giải quyết khi bị căng thẳng tài chính. Hãy cùng tham khảo nhé!

Bạn có đang gặp khủng hoảng tài chính?

Bạn có đang gặp khủng hoảng tài chính?

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp khủng hoảng tài chính cá nhân

Để biết liệu bạn có đang gặp căng thẳng tiền bạc không hãy quan sát tình hình chi tiêu của mình xem có gặp những trường hợp như sau không:

Bạn không có quỹ dự phòng tài chính

Quỹ dự phòng tài chính giúp bạn vượt qua những tình huống khẩn cấp đòi hỏi chi phí đột xuất như tai nạn, thất nghiệp, bệnh tật, vé máy bay khẩn cấp hay khoản vay nóng. Giống như bảo hiểm, nhưng quỹ dự phòng tài chính sẽ linh hoạt hơn và  sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi, hạn chế tối đa việc vay nợ hay phát sinh phí phạt.

Do đó, bạn luôn phải xây dựng quỹ dự phòng tài chính cho riêng mình. Bởi kế hoạch tài chính dù hoàn hảo cũng có thể gặp trục trặc khi các khoản đầu tư, chi tiêu biến động. Lúc này, quỹ khẩn cấp đóng vai trò "tường rào", ngăn chặn ảnh hưởng domino từ một khoản mục sang các khoản khác. Nhờ vậy, kế hoạch tài chính của bạn được giữ vững, đảm bảo hiệu quả sinh lời, đặc biệt cho các khoản tiết kiệm dài hạn.

Quỹ khẩn cấp là "lá chắn" bảo vệ bạn trước những rủi ro tài chính, giúp bạn an tâm tiến bước trên hành trình tài chính vững vàng.

Nếu hiện bạn đang không có quỹ dự phòng tài chính thì đây được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tài chính của bạn đang không được tốt. Vậy nên bạn hãy lập kế hoạch xây dựng quỹ khẩn cấp này nhanh nhất có thể. Lưu ý rằng một quy mô quỹ khẩn cấp lý tưởng sẽ ít nhất bằng 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản của bạn.

Bạn không thể kiểm soát các khoản nợ

Bạn không thể kiểm soát các khoản nợ

Bạn không thể kiểm soát các khoản nợ

Vay vốn không xấu nếu bạn biết cách sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, nợ sẽ trở thành "con dao hai lưỡi" kìm hãm bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang vay nợ "vượt tầm":

- Thường xuyên vay mượn: Khoảng cách giữa các khoản vay ngắn, cần nhiều thời gian hơn để trả nợ.

- Lệ thuộc thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên, không thanh toán đầy đủ dẫn đến lãi suất cao, hóa đơn tăng cao theo thời gian.

- "Vòng xoáy" nợ: Vay mới trả nợ cũ, tạo ra chu kỳ nợ nần chồng chất, khó thoát ra.

- Thanh toán chậm trễ: Ảnh hưởng điểm tín dụng, cản trở khả năng vay vốn trong tương lai, hình thành thói quen quản lý tài chính thiếu trách nhiệm.

>>> Có nên làm thẻ tín dụng trực tuyến không? 

Bạn “đặt hết trứng” vào "rổ" đầu tư mạo hiểm

Có một quy luật bất biến trong đầu tư đó chính là lợi nhuận càng cao thì rủi ro đi kèm càng cao. Do đó, nếu chưa có kiến thức và kinh nghiệm quản trị rủi ro vững vàng, những khoản đầu tư mạo hiểm có thể đẩy bạn vào nguy cơ khủng hoảng tài chính trong tương lai. Hãy cẩn trọng khi tham gia các hình thức đầu tư mạo hiểm. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ và có khả năng kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tài chính của bản thân?

Làm gì khi bế tắc trong tài chính?

Tạp chí Social Science & Medicine của Mỹ đã từng đăng một nghiên cứu rằng: Những căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái  tinh thần và là nguyên nhân gây ra chứng bệnh trầm cảm hay những rối loạn tâm lý khác. Do đó trước khi để bế tắc trong tài chính nhấn chìm bạn hãy nhanh tay chặn đứng nó bằng những gợi ý sau:

Đánh giá lại tình hình tài chính

Đánh giá lại tình hình tài chính

Đánh giá lại tình hình tài chính

Nếu bạn đang loay hoay trong "khủng hoảng kinh tế" cá nhân thì việc trước tiên cần làm chính là hãy tạm dừng và bắt đầu hành trình "giải mã" tình trạng tài chính hiện tại của bạn. Theo đó, bạn hãy xem xét kỹ lưỡng các khoản chi tiêu, đầu tư.

Sau đó, xác định những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Chỉ khi "chẩn đoán" đúng nguyên nhân gốc rễ, bạn mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp để "thoát khỏi bế tắc". Dưới đây là một vài cách để bạn đánh giá tình hình tài chính của bản thân:

- Ghi chép cẩn thận mọi khoản chi tiêu, dù nhỏ nhất.

- Phân loại các khoản chi tiêu theo nhóm (cần thiết, không cần thiết).

- Đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư.

- Xác định những khoản nợ (nếu có) và tìm cách thanh toán hợp lý.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tài chính nếu cần thiết.

Làm rõ vấn đề tiền bạc trong những mối quan hệ tình cảm

Khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ mối quan hệ nào, kể cả trong tình yêu. Thay vì né tránh hay lo lắng, hãy mạnh dạn chia sẻ cởi mở với bạn đồng hành của bạn về những vấn đề tài chính mà bạn đang gặp phải.

Sự chia sẻ chân thành là nền tảng cho sự tin tưởng và bền vững trong mối quan hệ. Khi cả hai cùng hiểu rõ quan điểm và tình hình tài chính của nhau, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch chung và tìm ra giải pháp phù hợp để vượt qua khó khăn. Đặc biệt là hai bạn nên cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, chẳng hạn như:

- Trao đổi cởi mở về thu nhập, chi tiêu và các khoản nợ (nếu có).

- Thống nhất mục tiêu tài chính chung cho cả hai.

- Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.

- Hỗ trợ nhau trong việc quản lý tài chính cá nhân.

>>> Có nên hùn hạp làm ăn, đầu tư kinh doanh cùng bạn thân? 

Ra tín hiệu "SOS" để tìm kiếm sự giúp đỡ

“Càng giấu thì càng bung bét". Nếu bạn đang cảm thấy bản thân gặp căng thẳng tiền bạc thì hãy mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để giải quyết vấn đề và cải thiện tình hình tài chính của bạn. Dưới đây là một số gợi ý:

- Bạn bè và gia đình: Những người thân yêu có thể là nguồn hỗ trợ tinh thần và lời khuyên quý giá cho bạn. Hãy chia sẻ cởi mở về vấn đề tài chính của bạn và lắng nghe ý kiến của họ.

- Chuyên gia tài chính: Chuyên gia tài chính có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình hình tài chính của bạn. Họ có thể giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý nợ hiệu quả.

- Trung tâm tư vấn tài chính: Các trung tâm tư vấn tài chính thường cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc với chi phí thấp. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của bạn và đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Đơn vị bảo hiểm uy tín: Bảo hiểm có thể giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro tài chính bất ngờ, chẳng hạn như tai nạn, bệnh tật hoặc thất nghiệp.

Và bạn phải luôn nhớ rằng bạn không cần phải xấu hổ khi tìm kiếm sự trợ giúp. Khó khăn tài chính có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Lập kế hoạch tài chính rõ ràng và kiên trì với nó

Lập kế hoạch tài chính rõ ràng và kiên trì với nó

Lập kế hoạch tài chính rõ ràng và kiên trì với nó

Lập kế hoạch tài chính có thể không phải là sở thích của nhiều người, và khi mới bắt đầu đôi khi việc làm theo kế hoạch tài chính sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu thoải mái. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng để đảm bảo sự ổn định và an tâm về lâu dài. Bạn có thể bắt đầu việc lập kế hoạch tài chính với những bước sau:

Xác định mục tiêu tài chính: Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm) như mua sắm, du lịch,...; Mục tiêu trung hạn (1-5 năm) như mua nhà, mua xe,... Mục tiêu dài hạn (trên 5 năm) như nghỉ hưu,...

Đánh giá tình hình tài chính hiện tại: 

- Thu nhập: Lương, thưởng, thu nhập thụ động,...

- Chi tiêu: Chi phí sinh hoạt, giải trí, mua sắm,...

- Nợ: Khoản vay ngân hàng, thẻ tín dụng,...

Lập kế hoạch chi tiêu:

- Ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu trong một tháng.

- Phân loại chi tiêu theo nhóm: Cần thiết, không cần thiết.

- Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.

- Lập ngân sách chi tiêu, tiết kiệm tiền hợp lý cho từng nhóm.

Lập kế hoạch tiết kiệm:

- Xác định số tiền tiết kiệm mỗi tháng dựa trên khả năng tài chính.

- Tự động hóa việc tiết kiệm bằng cách chuyển khoản định kỳ.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ tiết kiệm như sổ tiết kiệm, quỹ đầu tư,...

Lập kế hoạch đầu tư:

- Tìm hiểu về các kênh đầu tư phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu của bạn.

- Bắt đầu với số vốn nhỏ và học hỏi dần dần.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Kiên trì thực hiện kế hoạch:

- Theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch thường xuyên.

- Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

- Không nản lòng trước những khó khăn ban đầu.

>>> Tiết kiệm tài chính cá nhân bằng cách ăn chay giàu dinh dưỡng

Đầu tư vào bảo hiểm

Nếu bạn đang gặp bế tắc tiền bạc mức độ nặng thì việc đầu tư vào bảo hiểm đôi khi sẽ hơi khó vì sẽ mang đến gánh nặng tài chính của bạn. Tuy nhiên nếu khủng hoảng tài chính hiện đang trong tầm kiểm soát thì bạn có thể cân nhắc việc đầu tư bảo hiểm bởi một số lý do sau:

- Bảo vệ tài chính: Bảo hiểm có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ tài chính trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, chẳng hạn như tai nạn, bệnh tật hoặc tử vong. Điều này có thể giúp bạn và gia đình tránh được những gánh nặng tài chính nặng nề.

- Mang lại sự an tâm: Khi bạn có bảo hiểm, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn về tương lai và có thể tập trung vào những mục tiêu khác trong cuộc sống.

- Kỷ luật tiết kiệm: Việc đóng phí bảo hiểm thường xuyên có thể giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm và quản lý tài chính hiệu quả hơn.

>>> Top 6 bảo hiểm ngân hàng tốt nhất hiện nay

Ngoài ra, nếu thu nhập của bạn không ổn định, việc mua bảo hiểm có thể giúp bạn có nguồn thu nhập dự phòng trong trường hợp mất việc làm hoặc thu nhập giảm sút. Bên cạnh đó nếu sức khỏe của bạn không tốt, việc mua bảo hiểm còn giúp bạn chi trả các khoản viện phí lớn sau này.

Bạn có thể trao đổi với chuyên gia tài chính để những người trong ngành giúp bạn đánh giá tình hình tài chính và đưa ra lời khuyên phù hợp về việc có nên mua bảo hiểm hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh các sản phẩm bảo hiểm của các công ty khác nhau trước khi mua để tìm được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Đặc biệt, hãy đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi ký để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các điều khoản và quyền lợi của mình.

Đầu tư vào bảo hiểm là một cách hạn chế khủng hoảng tài chính sau này

Đầu tư vào bảo hiểm là một cách hạn chế khủng hoảng tài chính sau này

Hãy nhớ rằng, sức khỏe tài chính là một hành trình dài cần sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, với những kiến thức và nguồn lực phù hợp, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của mình và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình. Và khi những gánh nặng tài chính được giải quyết, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, tự do và có thể tập trung vào những điều thực sự ý nghĩa trong cuộc sống.

Hiện ngân hàng ACB đang có những gói bảo hiểm như Bảo hiểm Sức Khoẻ SUN, bảo hiểm SUN - Sống Mới, Bảo hiểm Đơn Vị SUN - Sống Sáng, Bảo hiểm Liên Kết Chung SUN - SỐng Tinh Hoa, Bảo Hiểm Bổ Sung - Sống Chất, Bảo Hiểm Bổ Sung - Hỗ trợ đóng phí, Bảo Hiểm Bổ Sung - Miễn phí đóng bệnh hiểm nghèo, Bảo Hiểm Bổ Sung - Hỗ trợ viện phí,... Nếu bạn đang có dự định mua bảo hiểm để an tâm tài chính thì hãy liên hệ với ngân hàng ACB qua hotline 1900 54 54 86 haowjc (028) 38 247 247 nhé!

>>> Có 3 triệu thì nên đầu tư kinh doanh gì? Cách bỏ ít vốn nhưng kinh doanh hiệu quả

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.