Gợi ý tìm kiếm

Hướng dẫn chi tiết cách tắt quyền trợ năng trên thiết bị Android

Nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo; chủ động phòng ngừa rủi ro; đảm bảo an toàn thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân;... nhiều ngân hàng đã khuyến khích người dùng tắt quyền trợ năng Accessibility trên thiết bị. Vậy thực chất quyền trợ năng Accessibility là gì? Rủi ro tiềm ẩn khi cấp quyền trợ năng này cho thiết bị di động là gì? Hướng dẫn tắt quyền trợ năng Accessibility trên Android gồm những bước gì? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những vấn đề này qua bài viết dưới đây của ngân hàng Á Châu - ACB nhé!

Nhiều ngân hàng đã khuyến khích người dùng tắt quyền trợ năng Accessibility trên thiết bị

Nhiều ngân hàng đã khuyến khích người dùng tắt quyền trợ năng Accessibility trên thiết bị

1. Quyền trợ năng Accessibility là gì?

Quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại chính là tính năng hữu ích giúp người dùng sử dụng thiết bị dễ dàng hơn. Các tính năng hỗ trợ này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, đặc biệt là những người gặp hạn chế về khả năng vận động hay thị giác.

Với trợ năng Accessibility, bạn có thể:

- Điều khiển điện thoại bằng cử chỉ, giọng nói hoặc khuôn mặt: Thay vì thao tác bằng màn hình cảm ứng, bạn có thể sử dụng các cử chỉ tay, giọng nói hoặc biểu cảm khuôn mặt để điều hướng thiết bị, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, chụp ảnh,...

- Nhận thông tin phản hồi bằng âm thanh hoặc rung: Mọi hành động trên màn hình, tin nhắn đến, cuộc gọi,... đều được thông báo bằng âm thanh hoặc rung động, giúp bạn dễ dàng theo dõi mà không cần nhìn vào màn hình.

- Phóng to màn hình, điều chỉnh độ sáng và màu sắc: Tùy chỉnh giao diện theo ý thích để phù hợp với nhu cầu cá nhân, đảm bảo bạn luôn nhìn rõ màn hình và thao tác dễ dàng.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ khác: Trợ năng còn cung cấp nhiều công cụ hữu ích khác như TalkBack (mô tả bằng giọng nói), Switch Access (điều khiển bằng nút bấm), Magnifier (phóng to màn hình),...

Có thể thấy quyền trợ năng Accessibility mang đến cho người dùng sự tiện lợi, thao tác nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Quyền trợ năng Accessibility là gì?

Quyền trợ năng Accessibility là gì?

2. Rủi ro tiềm ẩn khi cấp quyền trợ năng cho ứng dụng

Cấp quyền trợ năng cho ứng dụng là việc cho phép ứng dụng truy cập và điều khiển các tính năng sâu trên thiết bị của bạn. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn cấp quyền cho ứng dụng không đáng tin cậy, đặc biệt là các ứng dụng giả mạo.

Hậu quả khi cấp quyền trợ năng cho ứng dụng giả mạo:

- Mất cắp thông tin cá nhân: Ứng dụng có thể ghi lại mọi hoạt động của bạn trên điện thoại, bao gồm tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh, video, thậm chí cả thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, mạng xã hội.

- Bị điều khiển điện thoại: Ứng dụng có thể sử dụng quyền trợ năng để điều khiển điện thoại của bạn từ xa, thực hiện các hành động như gửi tin nhắn, gọi điện, chuyển tiền,... mà bạn không hề hay biết.

- Lừa đảo và tống tiền: Kẻ gian có thể sử dụng thông tin cá nhân đánh cắp được để lừa đảo, tống tiền hoặc thực hiện các hành vi phi pháp khác.

>>> Dấu hiệu lừa đảo, tống tiền và cách xử lý thông minh

Dưới đây là những ví dụ điển hình cho rủi ro của việc cấp quyền trợ năng cho ứng dụng:

- Một ứng dụng giả mạo quét virus yêu cầu bạn cấp quyền trợ năng để "tăng cường bảo mật". Sau khi được cấp quyền, ứng dụng này sẽ ghi lại tất cả thông tin tin nhắn SMS banking của bạn và sau đó sử dụng thông tin này để chuyển tiền từ tài khoản của bạn sang tài khoản của kẻ gian.

- Một ứng dụng chỉnh sửa ảnh yêu cầu bạn cấp quyền trợ năng để "mở khóa các bộ lọc cao cấp". Sau khi được cấp quyền, ứng dụng này có thể ghi lại hình ảnh và video cá nhân của bạn và sử dụng chúng để tống tiền bạn.

Có thể thấy mặc dù mang đến nhiều tiện lợi nhưng quyền trợ năng cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Nếu người dùng không cẩn thận nâng cao cảnh giác thì sẽ rất dễ gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Quyền trợ năng mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro

Quyền trợ năng mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro

3. Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những rủi ro là gì?

Kẻ gian ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các ứng dụng giả mạo để đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn. Chúng dụ dỗ bạn click vào những liên kết hoặc tải ứng dụng chứa mã độc được trá hình dưới dạng ứng dụng của cơ quan thuế, bảo hiểm, vay tiền, tìm việc làm, game giải trí,...

Sau khi cài đặt, ứng dụng giả mạo sẽ yêu cầu bạn cấp quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại Android. Nếu người dùng không cẩn thận, chấp nhận cấp quyền cho ứng dụng giả mạo này thì sẽ đồng nghĩa với việc cho phép ứng dụng:

- Theo dõi mọi hoạt động trên điện thoại, bao gồm tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh, video.

- Thu thập thông tin bảo mật ngân hàng như tên đăng nhập, mật khẩu, mã PIN, mã OTP.

Kẻ gian sẽ lợi dụng thông tin này để đợi thời điểm tài khoản bạn có nhiều tiền hoặc khi bạn sơ hở (như đêm khuya). Hoặc chúng sẽ điều khiển điện thoại từ xa và thực hiện lệnh chuyển tiền mà bạn không hề hay biết.

4. Cách thức phòng tránh khi cấp quyền trợ năng Accessibility

Để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn khi cấp quyền trợ năng Accessibility, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:

- Cẩn trọng khi truy cập liên kết: Tuyệt đối không bấm vào những đường link lạ hoặc không xác thực được nguồn gốc.

- Tải ứng dụng uy tín: Chỉ tải ứng dụng từ cửa hàng Google Play chính thức để đảm bảo an toàn.

- Thay đổi mật khẩu: Nếu nghi ngờ điện thoại bị theo dõi do đã cài đặt ứng dụng có quyền Accessibility, hãy thay đổi ngay Tên đăng nhập/Mật khẩu/mã PIN Safekey tài khoản ngân hàng, mạng xã hội và các tài khoản quan trọng khác.

- Kiểm tra quyền ứng dụng: Thường xuyên rà soát danh sách các ứng dụng được cấp quyền Accessibility trên điện thoại. Tắt quyền này cho những ứng dụng không cần thiết để hạn chế nguy cơ bị theo dõi.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh" - mỗi khách hàng phải thật thận trọng trong quá trình sử dụng quyền trợ năng để bảo vệ bản thân và tài sản.

>>> Khám phá ngay: ACB Safekey là gì? Tại sao cần cài ACB Safekey khi thanh toán

5. Hướng dẫn tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Android 

Nhằm giúp người dùng dễ dàng tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Android, bài viết này sẽ sử dụng ứng dụng Auto Clicker làm ví dụ. Khi tham khảo và thực hiện khách hàng cần tìm kiếm cũng như tắt (off) tất cả các ứng dụng khác. Trong tường hợp Quý khách hàng sử dụng một thiết bị Android khác nằm trong danh mục dưới đây, hãy vui lòng tìm hiểu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách tắt quyền trợ năng trên thiết bị.

>>>  Check nhanh các lỗi hay gặp khi chuyển khoản ngân hàng và cách giải quyết

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Samsung

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên Samsung

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên Samsung


Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Oppo

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Oppo

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Oppo


 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Xiaomi

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên Xiaomi

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên Xiaomi

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Huawei

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Huawei

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Huawei

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị vivo

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại vivo

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại vivo

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Sony

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Sony

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Sony

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Asus

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Asus

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Asus

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Realme

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Realme

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Realme

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Redmi

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Redmi

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Redmi

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị HTC

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại HTC

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại HTC

 Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên thiết bị Google

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Google

Cách tắt quyền trợ năng accessibility trên điện thoại Google

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về quyền trợ năng Accessibility cũng như những hướng dẫn cụ thể để tắt quyền trợ năng trên thiết bị Android. Hy vọng bài viết này đã mang đến Quý khách hàng những kiến thức cần có để bảo vệ bản thân và tài sản. Và Quý khách cũng nên lưu ý rằng trước khi quyết định bật/tắt quyền trợ năng trên thiết bị thì hãy cân nhắc thật kỹ về nhu cầu của mình trong lâu dài nhé!

>>> Nội dung liên quan: Apple pay là gì? Cách cài đặt tài khoản ngân hàng vào apple pay 

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website: acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.