Sau khi nhận những tháng lương đầu tiên, người trẻ thường có nhiều dự định như mua đồ mới, liên hoan ăn mừng,... Nhưng khi đã trưởng thành, bạn sẽ phải học cách làm sao để biến những đồng lương trở thành một gia sản vững chắc. Vậy hãy cùng ACB tìm hiểu bài viết dưới đây về cách tiết kiệm đầu tư hiệu quả cho giới trẻ.
Bắt đầu tiết kiệm đầu tư với nguyên tắc PYF
Nhiều bạn thường nghĩ PYF (Pay Yourself First) nghĩa là phải tiêu xài cho chính mình vì mình đã bỏ công lao động cực nhọc. Điều này nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng thật ra không phải như vậy. Khi mới ra trường, nhiều khả năng là lương còn thấp mà phải chịu áp lực đồng trang lứa về việc mua xe mới, mua đồ hiệu,... Khi này thì PYF có thể không đủ mà còn phải vay tiêu dùng, thẻ tín dụng. Sau đó hàng tháng bạn sẽ phải trả nợ chứ không chỉ là trả cho bản thân mình.
Vậy nên nguyên tắc PYF nghĩa là trả cho bản thân, nhưng là bản thân của tương lai chứ không phải hiện tại. Để PYF hiệu quả, bạn phải thực hiện tiết kiệm đầu tư từ khi còn trẻ, cụ thể là những hoạt động sau:
Thông thường, sau khi nhận lương mỗi tháng thì hầu hết chúng ta thường chi trả các khoản thiết yếu rồi phần còn lại mới để tiết kiệm. Tuy nhiên với nguyên tắc PYF thì ngược lại, bạn sẽ trích một khoản tiền cố định mỗi khi bạn nhận được lương rồi mới chi trả cho những khoản khác. Việc này giúp bạn tự động tiết kiệm và tạo ra một quỹ dự trữ để đầu tư hoặc sử dụng cho mục tiêu tài chính dài hạn. Tùy thuộc vào tình hình tài chính cá nhân, bạn có thể xác định một tỷ lệ cụ thể hoặc một số tiền cố định để trích mỗi lần nhận lương.
Ví dụ, nếu bạn quyết định trích 20% của mỗi lần lương vào quỹ tiết kiệm và đầu tư, hãy tính toán số tiền đó và chuyển vào một tài khoản tiết kiệm hoặc một tài khoản đầu tư. Hãy thiết lập hệ thống gửi định kỳ 20% số lương hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm ngay sau ngày bạn được nhận lương. Điều quan trọng là luôn cố gắng tuân thủ quy tắc và không sử dụng số tiền này cho các mục đích khác.
Tùy thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn, bạn có thể đầu tư số tiền đã tiết kiệm vào các công cụ tài chính khác nhau như chứng khoán, quỹ hưu trí hoặc bất động sản. Hãy tìm hiểu kỹ về từng công cụ và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đưa ra quyết định đầu tư cụ thể.
>>> 10 Bài học bạn nên biết khi bước vào "cuộc chơi" chứng khoán
Phân nguồn tiền thành 2 danh mục: tiết kiệm và đầu tư
Điều sai lầm mà người trẻ thường mắc phải là chỉ tập trung tiết kiệm và bị động gửi vào ngân hàng mà không đầu tư. Khi bạn làm điều này sẽ khó có thể đạt được lợi nhuận cao. Nguyên tắc PYF đã khắc phục sai lầm này bằng cách phân thành 2 danh mục:
>>> Nên lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư?
Sự độc lập tài chính khi áp dụng nguyên tắc PYF
Lợi ích quan trọng nhất bạn sẽ nhận được khi tiết kiệm đầu tư theo PYF là sự độc lập tài chính khi về già. Khi còn trong tuổi lao động, thường bạn sẽ không nghĩ nhiều về việc tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên sau khi bạn có nhiều tuổi hơn, đặc biệt là lúc đã về hưu thì điều này sẽ ảnh hưởng đến bạn rất nhiều.
Hãy tưởng tượng khi bạn không còn đủ sức lao động, ai sẽ là người chu cấp và chăm sóc cho bạn. Sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát đã khiến các chế độ phúc lợi khi về hưu không thể đáp ứng đủ cho cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó tình trạng rút bảo hiểm xã hội ngày càng gia tăng, dân số già hóa với tốc độ nhanh cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống an sinh và ngân sách nhà nước.
Có thể con cái, bạn bè và người thân sẽ giúp đỡ và chăm sóc cho bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng có được hạnh phúc này. Người thân của bạn cũng có cuộc sống của riêng họ, họ còn có nhiều gánh nặng tài chính khác.
Vậy nên để độc lập tài chính thì bạn phải tiết kiệm đầu tư theo nguyên tắc PYF từ khi còn trẻ. Khi bạn tích lũy được một quỹ tiết kiệm và đầu tư đủ lớn, bạn có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch và ước mơ của mình khi về già mà không phải lo lắng về tài chính.
>>> Có nên đầu tư hùn hạp kinh doanh với bạn thân?
Các khoản tiền ở thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Thông thường, khoản tiền ở thời điểm hiện tại sẽ có giá trị cao hơn chính số tiền đó trong tương lai. Bởi vì giá trị tiền tệ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như lạm phát, lãi suất và thời gian.
Vì thế khi tiết kiệm đầu tư theo PYF là tận dụng tối đa giá trị dòng tiền theo thời gian. Bắt đầu tiết kiệm và đầu tư ngay từ bây giờ cho phép bạn có thời gian lâu dài để tích lũy, tăng trưởng và tận dụng giá trị của dòng tiền. Thời gian giúp bạn nhân lên lợi tức, lãi suất và tăng giá trị tài sản.
Ngoài ra, khi bạn tiết kiệm và tích lũy sẵn một quỹ tiền dự trữ, bạn có thể nắm bắt được nhiều cơ hội. Khi thị trường có cơ hội đầu tư hấp dẫn, bạn có khả năng sử dụng tiền tiết kiệm đã tích lũy để mua vào hoặc đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng.
Tận dụng tối đa giá trị dòng tiền không chỉ là một nguyên tắc tài chính mà còn là một cách tiếp cận để xây dựng một tương lai tài chính vững chắc. Bằng cách áp dụng nguyên tắc này, bạn có thể đạt được sự an toàn tài chính và tạo ra những cơ hội tài chính cho bản thân.
Bằng việc xây dựng các danh mục cụ thể, nguyên tắc PYF hỗ trợ rất tốt cho hoạt động đầu tư của bạn. Trong khi áp dụng PYF, bạn hãy chú ý đến những nguyên tắc sau để đầu tư hiệu quả:
Trong tổng quát, việc áp dụng nguyên tắc PYF trong hoạt động đầu tư giúp người đầu tư có sự kiểm soát tài chính tốt hơn, xây dựng tài sản cá nhân và đạt được mục tiêu tài chính. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự ổn định và an toàn tài chính cá nhân trong thời gian dài.
>>> 4 điều cần biết trước khi chọn kênh đầu tư tài chính phù hợp
Cần phải tiết kiệm đầu tư ngay khi còn trẻ tuổi là điều cần thiết. Tuy nhiên đối với những người mới tiếp cận thì có thể cảm thấy bối rối và mơ hồ. Điều này hoàn toàn bình thường, vì đầu tư là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng. Tuy nhiên, không nên để sự bất định này làm mất động lực của bạn. Chính vì vậy, dưới đây là một số kinh nghiệm quan trọng dành cho những bạn trẻ đang học cách đầu tư, nhằm giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm phổ biến trong hoạt động tiết kiệm đầu tư.
Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực dự định đầu tư
Các nhà đầu tư thường phân bổ nguồn vốn, đa dạng hóa danh mục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm làm giảm rủi ro. Tuy nhiên để việc làm này có hiệu quả thì bạn phải có kiến thức về những lĩnh vực mà bạn định đầu tư.
Để làm được điều này, bạn cần có sự hiểu biết về ngành cũng như sự quen thuộc với ngành. Bạn có thể tự đánh giá mức độ hiểu biết về ngành thông qua các thang điểm. Hiện nay trên Internet có rất nhiều website cho phép bạn kiểm tra kiến thức và độ hiểu biết của mình. Sau khi có kết quả đánh giá, ví dụ llĩnh vực bất động sản là 9/10 và tài chính - ngân hàng là 8/10 thì bạn nên ưu tiên phân bổ đầu tư vào 2 lĩnh vực này. Trường hợp bạn muốn đầu tư những lĩnh vực ngoài sở trường, bạn nên tham khảo các chuyên gia tài chính hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các ngân hàng, ví dụ là ACB.
Ngoài ra, để danh mục đầu tư trở nên hiệu quả thì bạn nên tham khảo các công ty gần với chuyên môn của mình hoặc chính công ty mà bạn đang làm việc. Ví dụ bạn làm việc trong ngân hàng, bạn sẽ đánh giá được khả năng kinh doanh của ngân hàng đó ra sao. Từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
>>> 6 Chiến lược đầu tư bất động sản hay cho người không chuyên
Khi đầu tư ở những lĩnh vực quá tầm, không những không mang lại lợi nhuận cho bạn mà còn có thể khiến bạn trở thành con nợ. Biểu hiện của việc này là bạn đầu tư bất chấp, không suy xét, không có kế hoạch rõ ràng. Tiềm năng của khoản đầu tư này thường đến từ những lời chiêu dụ, giới thiệu từ người khác.
Những khoản đầu tư này thường đòi hỏi số tiền lớn mới mang lại lợi nhuận cao. Và khi nghe đến cơ hội hấp dẫn này, bạn lo lắng vụt mất thời cơ nên ngay lập tức chấp thuận. Vì chưa có số tiền đủ lớn nên bạn vay mượn từ bạn bè, người thân hoặc ngân hàng dù không hiểu biết rõ về lĩnh vực này. Cuối cùng bạn sẽ càng ngày càng nợ nhiều mà không tìm ra lối thoát.
>>> Điểm danh những kênh đầu tư phù hợp cho sinh viên và giới trẻ
Tìm hiểu kỹ về những nhà đầu tư mà bạn đặt niềm tin
Khi bạn quan tâm đến một nhà đầu tư hoặc một chiến lược đầu tư cụ thể, hãy dành thời gian để quan sát, tìm hiểu và đánh giá kỹ hơn về họ. Xem xét lịch sử đầu tư của họ, hiệu suất, phong cách đầu tư, và cách họ đối phó với biến động thị trường. Cách đánh giá chính xác nhất là hãy so sánh những chia sẻ của họ với những diễn biến thị trường tại thời điểm đó. Nếu những chia sẻ đó có xác suất chính xác hơn 50%, đó có thể là những nhà đầu tư kinh nghiệm và trung thực. Còn nếu xác suất dưới 50%, bạn chỉ nên tham khảo mà không thể tin hoàn toàn vào những nhà đầu tư này.
Tìm hiểu về nguồn lực, kiến thức và kỹ năng của họ trong lĩnh vực đầu tư cụ thể mà bạn quan tâm. Đừng ngại hỏi và thảo luận với các chuyên gia hoặc nhà đầu tư khác để có được cái nhìn toàn diện về họ. Tuy nhiên nếu đã tìm được những nhà đầu tư thực sự giỏi, cũng đừng nên bắt chước 100% giống như họ. Có thể họ là những người có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó, nhưng bạn thì không.
Mỗi nhà đầu tư có mục tiêu, tình hình tài chính và kiến thức riêng. Dù có những nhà đầu tư thành công, không có nghĩa là chiến lược hay phong cách của họ phù hợp với mọi người. Hãy xem xét kỹ lưỡng liệu chiến lược đầu tư của họ có phù hợp với mục tiêu và tình hình tài chính của bạn hay không. Đừng áp dụng một cách mù quáng mà hãy xem xét kỹ từng trường hợp và xác định liệu có điểm chung nào giữa bạn và nhà đầu tư đó hay không. Nếu không phù hợp, hãy tìm kiếm những cách tiếp cận và chiến lược phù hợp với bản thân.
Quan sát, tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng về các nhà đầu tư và chiến lược đầu tư sẽ giúp bạn xây dựng một quyết định đầu tư thông minh và tự tin hơn, dựa trên sự hiểu biết và phù hợp với mục tiêu và tình hình tài chính của bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc tiết kiệm đầu tư PYF và những sai lầm phổ biến trong hoạt động đầu tư. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn nhận được sự hỗ trợ trong vấn đề tài chính, liên hệ với ACB để được tư vấn và giải đáp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm đầu tư kinh doanh cho các bạn trẻ sắp khởi nghiệp
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.