Gợi ý tìm kiếm

Cách đầu tư chung vốn kinh doanh với bạn không xảy ra xích mích

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi to". Trong kinh doanh đầu tư, đôi khi bạn cần có sự hợp tác của nhiều người để phát triển dự án và đạt được những thành quả như ý. Thế nhưng chơi hợp chưa chắc làm ăn đã hợp. Việc đầu tư kinh doanh chung với bạn bè xưa giờ vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm đòi hỏi những người trong cuộc phải có cách xử lý khéo léo để không xảy ra những xích mích đáng tiếc. Sau đây, Ngân hàng ACB sẽ chia sẻ một vài bí quyết về cách đầu tư kinh doanh thông minh cùng bạn bè. Hãy tham khảo nếu bạn đang có dự định chung vốn làm ăn với bạn nhé!

Nguyên tắc khi chung vốn đầu tư kinh doanh làm ăn với bạn bè

Nguyên tắc 1: Ký kết hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ

Bất kỳ thỏa thuận hay cam kết nào liên quan đến dự án đều cần được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ và có chữ ký đầy đủ của các thành viên tham gia. Điều này giúp tạo dựng nền tảng pháp lý vững chắc, dễ dàng giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp xảy ra, đồng thời đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm cho mỗi cá nhân.

Đặc biệt, trong các vấn đề nhạy cảm như góp vốn, việc ghi nhận bằng văn bản pháp lý các nội dung như lợi ích góp vốn, tỷ lệ chia cổ tức,... sẽ giúp phân định rõ ràng hơn khi chia lợi nhuận hoặc san sẻ rủi ro, tránh những mâu thuẫn không đáng có, nhất là khi các thành viên là bạn bè hay người thân.

Ký kết hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ

Ký kết hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ

Nguyên tắc 2: Duy trì sự cởi mở và minh bạch

Khi đầu tư chung, các thành viên cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với những bất đồng quan điểm và những sai lầm trong quá trình vận hành dự án. Để hạn chế tổn thất và giải quyết vấn đề hiệu quả, việc duy trì sự cởi mở và minh bạch trong giao tiếp là vô cùng quan trọng.

Cụ thể, khi gặp bất đồng hay dự án gặp khó khăn, các thành viên nên cùng nhau ngồi lại, trao đổi thẳng thắn, nhắc nhở nhau về mục tiêu ban đầu và tìm kiếm giải pháp chung. Việc cởi mở chia sẻ thông tin và khó khăn sẽ giúp xây dựng lòng tin, tăng cường tinh thần hợp tác và đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu cho dự án.

Đặc biệt, trong trường hợp một thành viên buộc phải rút lui khỏi dự án, việc trao đổi cởi mở ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình bàn giao và thanh lý diễn ra suôn sẻ hơn, giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên.

>>> Có nên rủ bạn mua vàng nhẫn tích trữ thay vì gửi tiết kiệm?

Nguyên tắc 3: Chia quyền lực theo mức độ đóng góp kinh doanh chung vốn

Dự án huy động vốn từ nhiều người đòi hỏi cách thức phân chia lợi nhuận hợp lý để đảm bảo công bằng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền chặt. Dưới đây là một số nguyên tắc và hình thức góp vốn phổ biến để bạn tham khảo:

3 Cách chia sẻ lợi nhuận khi hùn hạp kinh doanh chung vốn:

- Tỷ lệ góp vốn: Đây là phương thức đơn giản và phổ biến nhất, dựa trên tỷ lệ vốn mỗi người đóng góp để chia sẻ lợi nhuận.

- Lợi nhuận theo doanh thu: Phân chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ đóng góp doanh thu của mỗi thành viên.

- Kết hợp cả hai yếu tổ trên: Áp dụng kết hợp cả hai phương thức trên để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

Hình thức góp vốn kinh doanh chung với bạn bè

Gồm 2 hình thức cơ bản là góp vốn bằng tài sản và góp vốn bằng chất xám, cụ thể là:

- Góp vốn bằng tài sản: bao gồm tài sản hữu hình như tiền mặt, hiện vật (đảm bảo tính hợp pháp và có thể chuyển giao). Bên cạnh đó, bạn có thể góp vốn bằng tài sản vô hình như: Quyền sở hữu trí tuệ (logo, thương hiệu), quyền hưởng dụng (sử dụng tài sản nhưng không sở hữu).

- Góp vốn bằng chất xám: Kỹ năng, chuyên môn chẳng hạn như: đóng góp ý tưởng, chiến lược, thực hiện công việc chuyên môn (tài chính, marketing, thiết kế,...). Việc góp vốn bằng chất xám khá kinh hoạt cho người góp vốn, giúp doanh nghiệp quy tụ nhân tài, tiết kiệm chi phí nhân sự. Tuy nhiên hình thức này khó định lượng giá trị góp vốn, dẫn đến tranh chấp khi chia sẻ lợi nhuận.

Nguyên tắc 4: Nên chọn "người hợp" thay vì chọn "người giỏi"

Yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong thành công không chỉ của doanh nghiệp mà còn ở những start-up nhỏ. Do đó, việc lựa chọn người hùn hạp đầu tư kinh doanh chung vôn cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên những tiêu chí sau:

- Khả năng và kinh nghiệm: Ưu tiên những người có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đầu tư. Tìm kiếm những người có khả năng giới thiệu, mở rộng mối quan hệ cho doanh nghiệp. Đánh giá năng lực đóng góp của họ, bao gồm cả công sức và trí tuệ.

- Tầm nhìn và mục tiêu: Lựa chọn những người có chung tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh với bạn. Ngoài ra, cần đảm bảo sự đồng thuận trong định hướng phát triển và giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên chú trọng việc tìm kiếm sự hòa hợp về tính cách, nhân phẩm để tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.

- Sự tin tưởng và uy tín: Nên hợp tác với những người bạn tin tưởng và có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh. Bạn cũng cần đánh giá mức độ trách nhiệm, cam kết của họ đối với dự án chung. Ngoài ra, bạn có thể dựa trên quan sát, tìm hiểu và tiếp xúc để hiểu rõ con người và cách làm việc của họ.

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán thì cần những kỹ năng gì?

>>> Tổng hợp các kinh nghiệm quý báu khi đầu tư vào chứng khoán

Chọn "người hợp" thay vì chọn "người giỏi" khi hùn hạp đầu tư kinh doanh chung vốn

Chọn "người hợp" thay vì chọn "người giỏi" khi hùn hạp đầu tư kinh doanh chung vốn

Nguyên tắc 5: Hạn chế can thiệp sâu vào công việc của người khác

Một trong những cách đầu tư kinh doanh chung với bạn bè đó chính là việc ai nấy làm và hạn chế can thiệp quá sâu vào công việc riêng của nhau. Việc có nhiều người tham gia vào một doanh nghiệp hay dự án sẽ dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này là điều không thể tránh khỏi và có thể dẫn đến những mâu thuẫn, tranh cãi nếu không được xử lý khéo léo.

Để hạn chế những rắc rối này khi làm việc chung, bạn nên chọn một người chịu trách nhiệm chính cho mảng được xem là thế mạnh của họ. Nhờ đó, với những quyết định được đưa ra của người đó các thành viên cần tôn trọng, tin tưởng. Thậm chí, trong kinh doanh chung bạn cũng nên hạ cái tôi của mình vì mục tiêu chung của cả nhóm.

>>> Bí quyết thành công trong khởi nghiệp kinh doanh mà bạn nên đọc ngay

Các câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị đầu tư kinh doanh với bạn bè

Có nên đầu tư kinh doanh hợp tác với bạn thân?

Câu trả lời là: tùy vào mục tiêu và thỏa thuận của 2 bên. Bởi vì việc quyết định có nên chung vốn làm ăn với bạn bè hay không là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: sự tin tưởng và thấu hiểu, tỷ lệ góp vốn, cách giao tiếp, tư duy,...

Có nên hùn hạp vốn làm ăn với bạn gái?

Có nên hùn hạp vốn làm ăn với bạn gái?

Có nên hùn hạp vốn làm ăn với bạn gái?

Câu trả lời là dựa vào mối quan hệ của bạn và khả năng chấp nhận rủi ro trong mối quan hệ (nếu có). Mặc dù hùn hạp vốn làm ăn với bạn gái có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Vậy nên để có thể kinh doanh tốt đẹp với bạn gái đôi bạn nên thảo luận kỹ lưỡng về mục tiêu kinh doanh, chiến lược phát triển, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm của mỗi người,... Ngoài ra, dù là bạn gái thì bạn cũng cần lập hợp đồng rõ ràng. Việc lập hợp đồng rõ ràng về các điều khoản hợp tác sẽ giúp hạn chế rủi ro tranh chấp sau này. Bên cạnh đó, đôi bạn cũng cần cố gắng giữ gìn mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để tránh ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

Việc hùn hạp vốn làm ăn với bạn gái có thể là một quyết định sáng suốt, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan trước khi đưa ra quyết định.

>>> Tiết kiệm hay đầu tư? Đâu là lựa chọn phù hợp với số tiền của bạn?

Có nên đầu tư kinh doanh theo kiểu người góp vốn, người góp công? 

Câu trả lời là: tùy vào việc 2 bên cân nhắc, quyết định cũng như số lượng người tham gia hùn hạp trong hội bạn.

Hiện nay, đầu tư kinh doanh theo kiểu người góp vốn, người góp công là hình thức phổ biến. Bên cạnh các ưu điểm thì cũng tồn tại một số rủi ro như: xung đột về lợi ích, phân chia quyền lợi và lợi nhuận,... Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, lựa chọn đối tác uy tín và thỏa thuận rõ ràng trước khi quyết định tham gia.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp tác kinh doanh.

Có nên tin vào quan niệm kiêng làm ăn 3 người?

Có nên kiêng làm ăn 3 người?

Có nên kiêng làm ăn 3 người?

Việc kiêng làm ăn 3 người hay còn gọi là "tam khẩu bất thành" là một quan niệm dân gian đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Quan niệm này dựa trên niềm tin tâm linh và có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Về mặt tâm linh: Số 3 thường được coi là con số xui xẻo: Theo quan niệm dân gian, số 3 gắn liền với nhiều điều không may mắn, ví dụ như "tam tai", "tam quan"... Do đó, nhiều người tin rằng làm ăn 3 người sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở và dễ dẫn đến thất bại.

- Về mặt thực tế: Làm ăn 3 người có thể dẫn đến mâu thuẫn trong chia sẻ lợi nhuận. Khi có nhiều người tham gia, việc chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng và hợp lý sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên. Làm ăn 3 người đôi khi khiến việc ra quyết định trở nên chậm chạp. Bởi khi có quá nhiều người tham gia vào việc ra quyết định, việc thu thập ý kiến và thống nhất chung sẽ tốn nhiều thời gian hơn. 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là quan niệm dân gian và không có cơ sở khoa học để chứng minh. Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công với số lượng thành viên sáng lập là 3 người. Việc thành công hay thất bại trong kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực của các thành viên, chiến lược kinh doanh, điều kiện thị trường... chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng thành viên.

Do đó, việc kiêng làm ăn 3 người là tùy thuộc vào niềm tin và quan điểm cá nhân của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái khi làm ăn với 3 người, bạn có thể cân nhắc lựa chọn số lượng thành viên khác. Tuy nhiên, cũng đừng vì quan niệm này mà bỏ lỡ cơ hội hợp tác với những người tài năng và có cùng chí hướng.

>>> Điểm mặt 5 kênh đầu tư tài chính tốt cho mọi đối tượng

>>> Lưu ngay các kinh nghiệm đầu tư bất động sản, nhà đất để ngày càng lời

Lời kết

Trên đây là những gợi ý của Ngân hàng ACB về cách đầu tư kinh doanh với bạn bè. Việc làm việc nhóm hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên. Bằng cách áp dụng những bí quyết được đề cập ở trên, bạn có thể hạn chế những rắc rối khi làm việc chung và góp phần vào thành công của doanh nghiệp hay dự án. Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn người hợp tác đầu tư và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.