Gợi ý tìm kiếm

Bí quyết tiết kiệm tiền của gia đình trẻ

Với các gia đình trẻ, tiết kiệm luôn là bài toán tài chính khó khăn. Do nhiều nguyên nhân mà phần lớn hoặc toàn bộ thu nhập hàng tháng của gia đình đều sử dụng hết. Nhiều gia đình thậm chí còn rơi vào tình trạng thu không đủ chi, không có khoản dư giả gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, việc không tích lũy có thể dẫn đến việc bạn sẽ khó có cơ hội thực hiện các dự định lớn hơn. Bài viết dưới đây ACB sẽ chia sẻ cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả.

Những thách thức mà vợ chồng mới cưới luôn gặp phải

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 70% các gia đình trẻ chưa biết tiết kiệm tiền hiệu quả. Các cặp đôi mới cưới hoặc mới có con nhỏ thường chật vật trong việc thích nghi với sự thay đổi của cuộc sống. Họ thường phải đối mặt với những thách thức như:

Chi tiêu tự do, không tiết kiệm

Các cặp đôi mới cưới thường chưa thích nghi với việc chi tiêu cho gia đình. Điều đó dẫn đến việc các gia đình trẻ thường chi tiêu tương đối tự do, mua sắm những thứ mình thích hay vì hữu ích cho cuộc sống. Bên cạnh đó, tư tưởng 2 đầu lương cũng là nguyên nhân mà các gia đình trẻ mạnh tay mua sắm vật dụng, thiết bị hiện đại cho gia đình.

Chi tiêu tự do là 1 trong những nguyên nhân khiến các vợ chồng trẻ gặp rắc rối về tài chính

Chi tiêu tự do là 1 trong những nguyên nhân khiến các vợ chồng trẻ gặp rắc rối về tài chính

Với những người lần đầu làm bố mẹ cũng thường có tư tưởng mong muốn mang đến những thứ tốt nhất cho con. Do đó, họ thường mua sắm đồ đắt tiền với số lượng lớn, thậm chí mua những thứ không hữu ích khi chăm sóc trẻ nhỏ. Việc chi tiêu tự do, không cân nhắc sẽ khiến tài chính gia đình trở nên bất ổn, có thể trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến hòa khí trong nhà.

Thích nghi với khoản chi lớn nhỏ

Khi bước vào cuộc sống gia đình hay đảm nhận thêm thiên chức mới, chi tiêu không đơn thuần vì thỏa mãn cá nhân mà còn đáp ứng nhu cầu của các thành viên. Việc thích nghi với việc chi tiêu từ những khoản chi nhỏ hàng ngày đến những khoản chi lớn như chăm sóc, nuôi dạy con, mua nhà, mua xe, hưu trí... có thể là một thách thức. Sự thay đổi lớn về số tiền và cách chi tiêu đòi hỏi sự thảo luận và đồng thuận giữa vợ chồng.

Cách đối xử với gia đình 2 bên

Trong cuộc sống gia đình, bạn không chỉ chi tiêu cho cuộc sống của vợ chồng, con cái, mà còn phải quan tâm đến nội ngoại 2 bên. Bạn sẽ có những khoản chi cho giỗ chạp, thăm hỏi khi người thân của vợ hoặc chồng bị ốm hoặc đi đám cưới, quà cáp dịp Lễ Tết…

Việc đối xử công bằng với gia đình 2 bên cũng tạo áp lực cho tài chính của các gia đình trẻ

Việc đối xử công bằng với gia đình 2 bên cũng tạo áp lực cho tài chính của các gia đình trẻ

Bạn không thể chỉ quan tâm bên này mà xem nhẹ bên kia. Việc đối xử công bằng với cả 2 bên nội ngoại cũng tạo nên áp lực tài chính cho gia đình trẻ. Nếu không có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lý bạn sẽ không có khoản tiền phòng hờ cho những sự kiện quan trọng hoặc tình huống bất ngờ.

Mẹo tiết kiệm hữu ích dành cho gia đình trẻ

Công khai nguồn thu, chi và các khoản nợ

Khi mới cưới, hai vợ chồng nên thảo luận và công khai với nhau về thu nhập, tài sản cá nhân và các khoản nợ. Bằng cách chia sẻ thông tin về thu nhập, chi tiêu và khoản nợ, vợ và chồng tạo ra sự tin tưởng và nắm rõ về tình hình tài chính của từng người. Sau đó, cả hai biết tường tận được tổng thu nhập của 2 vợ chồng là bao nhiêu, từ đó có thể cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lý.

Thêm nữa, việc công khai giúp tránh xung đột và căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Bởi giấu diếm thu nhập hoặc nợ nần sẽ dẫn đến hiểu lầm hoặc bất đồng quan điểm về việc chi tiêu hoặc sử dụng tiền.

Đặt giới hạn cho khoản chi tiêu

Đặt giới hạn cho khoản chi tiêu là cách quản lý tài chính hiệu quả. Bạn cần liệt kê rõ thu nhập và các khoản chi thiết yếu mỗi tháng. Các khoản chi sẽ bao gồm tiền nhà, hóa đơn điện nước, tiền ăn, xăng xe, điện thoại... Nếu gia đình có con nhỏ sẽ cần thêm các khoản liên quan đến bỉm, sữa, tiêm chủng…

Bạn cần đặt ngưỡng chi tiêu cho các khoản

Sau đó, bạn cần xác định mức chi cho từng khoản. Bạn có thể phân chia nguồn thu thành nhiều khoản chi khác nhau: Chẳng hạn như khoản chi cố định hàng tháng, khoản chi đột xuất, khoản cho mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong tương lai, khoản tích lũy bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng... Lưu ý, bạn cần ưu tiên các khoản chi quan trọng trước như hóa đơn, trả nợ, tiết kiệm và đầu tư.

>>> Cách quản lý tài chính theo phương pháp 6 chiếc lọ

Ghi chép và theo dõi chi tiêu hàng tháng

Bạn cần ghi lại và theo dõi tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng. Mục đích ghi chép lại này nhằm kiểm soát việc chi tiêu hàng tháng. Quan trọng là bạn cần tìm phương pháp để theo dõi thu chi hiệu quả. Bạn có thể dùng sổ thu chi, bảng tính excel, ghi chép tay hoặc 1 số ứng dụng ngân hàng như ACB ONE cho phép bạn dễ dàng theo dõi lịch sử thu và chi trong tháng nếu thanh toán trực tuyến.

Thêm nữa, bạn nên so sánh định mức thu chi giữa các tháng của gia đình. Điều này giúp bạn nhìn thấy rõ ràng về những khoản chi không cần thiết và tìm cách cắt giảm chúng. Nếu bạn chi tiêu vượt quá ngân sách, hãy xem xét các cách điều chỉnh hoặc tìm nguồn thu thêm để cân bằng.

Xây dựng kế hoạch tiết kiệm rõ ràng

Việc xây dựng kế hoạch tích lũy, tiết kiệm là điều cần thiết khi quản lý tài chính gia đình. Để có kế hoạch tiết kiệm hiệu quả, bạn cần phải:

- Xác định mục tiêu tiết kiệm: Khi có mục tiêu, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm hơn. Chẳng hạn như mục tiêu sinh con, cho con học trường quốc tế, mua nhà, mua xe, đi du lịch hay vì 1 sự kiện quan trọng nào đó.

- Đánh giá thu nhập và chi tiêu hàng tháng: Bạn biết bạn sẽ nguồn thu ra sao, chi bao nhiêu. Các nguồn thu liệu có đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu?

Bạn cần có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng

Bạn cần có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng

- Xác định mức tiết kiệm hàng tháng: Dựa trên việc đánh giá thu chi, bạn sẽ biết được khoản dư hàng tháng còn bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ quyết định mức tiền bạn có thể tích lũy ống heo, gửi tiết kiệm ngân hàng mà không gây áp lực cho tài chính gia đình.

Kiếm việc làm thêm tăng thu nhập

Để có khoản dư giả để tích lũy, gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên suy nghĩ đến việc kiếm việc làm thêm. Có nhiều công việc bạn có thể làm ngoài giờ hành chính để tăng thêm thu nhập. Chẳng hạn như bán hàng online, làm freelancer,...

Khi bạn càng đa dạng nguồn thu của gia đình, bạn sẽ có khoản tích lũy để xoay sở khi có vấn đề phát sinh. Thêm nữa, khi bạn có nhiều nguồn thu hơn, chi tiêu trong nhà cũng trở nên thoải mái và bạn có thể rút ngắn thời gian thực hiện các dự định trong tương lai.

Lên kế hoạch trả nợ (nếu có)

Trong trường hợp bạn có nợ, hãy xem xét kỹ số tiền cần trả, lãi suất và thời gian trả nợ ra sao. Nếu gia đình có nhiều khoản nợ, bạn cần lưu tiên các khoản cơ lãi suất cao trước. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc trả nợ nhằm giảm thiểu số tiền có thể phát sinh từ khoản nợ.

Mua sắm có kế hoạch

Mua sắm không có kế hoạch rõ ràng là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn khó kiểm soát chi tiêu. Vì thế, bạn cần liệt kê các món đồ cần mua, so sánh nghiên cứu giá để tìm nơi bán phù hợp. Việc liệt kê các món đồ cần mua cũng nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Việc liệt kê trước khi đi mua sắm cũng giúp bạn cắt giảm các chi phí không cần thiết. Chẳng hạn như bạn có thể giảm bớt chi phí mua sắm mỹ phẩm, đồ công nghệ nếu không thực sự cần thiết.

Tự động tích lũy hàng tháng

Gửi tiết kiệm tích lũy cùng ACB ONE

Gửi tiết kiệm tích lũy cùng ACB ONE

Để tránh việc quên tiết kiệm, bạn có thể sử dụng tính năng trích tiền tự động từ tài khoản thanh toán và sổ tiết kiệm trên ACB ONE. Bạn chỉ cần cài đặt số tiền và thời gian tự động trích sang tiết kiệm. Tài khoản Tiết kiệm Tích Lũy Tương lai trên ACB ONE cho phép bạn tích tiểu thành đại với số tiền mở tối thiểu là 1 triệu đồng. Hàng tháng, bạn có thể đóng thêm tối thiểu 500.000 đồng vào tài khoản tiết kiệm.

Lưu ý, bạn nên chọn kỳ hạn phù hợp với mục tiêu của mình. Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Nhưng nếu bạn cần dùng tiền tiết kiệm ngay thì nên chọn kỳ hạn ngắn. Như thế khi rút sổ, bạn sẽ bảo toàn được khoản lãi khi tất toán đúng hạn.

Với các mẹo tiết kiệm tiền trên, bạn sẽ có cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả. Để gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tốt nhất, tải app ACB ONE ngay và trải nghiệm nhé!

>>> Nên lĩnh lãi gửi tiết kiệm vào thời điểm nào?

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.