Quản lý tài chính gia đình là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định và hạnh phúc. Việc tìm 1 phương pháp giúp theo dõi thu nhập và chi tiêu hiệu quả là bài toán không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, ACB sẽ giới thiệu đến bạn 1 cách quản lý chi tiêu đơn giản mà hiệu quả với 6 chiếc lọ. Cùng tìm hiểu kỹ phương pháp quản lý chi tiêu gia đình hữu hiệu này trong bài viết dưới đây nhé!
Quy tắc 6 chiếc lọ
Quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp quản lý tài chính do T. Harv Eker, tác giả cuốn sách "Bí mật triệu phú" chia sẻ. Nội dung của quy tắc này tập trung vào việc phân chia thu nhập cá nhân thành 6 phần, mỗi phần được lưu trữ trong một "chiếc lọ" khác nhau để phục vụ một mục đích cụ thể.
Ông T. Harv Eker giải thích rằng, dù bạn bắt đầu với số tiền nào không quan trọng, quan trọng nhất là việc phân chia số tiền đó một cách thông minh vào 6 chiếc lọ tài chính. Do các lọ này đại diện cho các mục đích cụ thể, giúp quản lý tài chính một cách hiệu quả.
>>> 9 mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả
Với quy tắc phân chia này bạn sẽ kiểm soát tốt chi tiêu gia đình, nhận diện được khoản chi ưu tiên (đáp ứng nhu cầu sống cơ bản) đồng thời từ đó có kế hoạch tiết kiệm, đầu tư để gia tăng tài sản. Chi tiết cách phân chia thu nhập vào từng lọ mục tiêu như sau:
Lọ chi phí dành cho nhu cầu cơ bản
Đây là khoản tiền bạn cần chi để đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản như ăn uống, xăng xe, điện nước, thuê nhà... Thường thì bạn sẽ cần phân bổ khoảng 55% -60% tổng thu nhập để đảm bảo chi phí cần thiết.
>>> Cách lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình có con nhỏ hiệu quả
Chiếc lọ dành cho tiết kiệm
Lọ thứ hai của quy tắc 6 chiếc lọ là dành cho các khoản tiền tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn của gia đình. Các mục tiêu dài hạn có thể bao gồm: mua nhà, mua xe, du lịch, du học... Mức tiền dành cho lọ thứ 2 có thể từ 5-10% tổng thu nhập của các thành viên trong gia đình.
10% cho quỹ tự do tài chính
Lọ thứ ba của quy tắc 6 chiếc lọ là dành cho quỹ tự do tài chính. Quỹ tự do tài chính là các khoản tiền tiết kiệm để đảm bảo cuộc sống của gia đình bạn trong trường hợp mất đi nguồn thu nhập chính do thất nghiệp hoặc vì 1 lý do nào đó. Quỹ tự do tài chính này sẽ giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt, trả nợ.
Bạn nên để dành 5-10% cho quỹ này và thực hiện đầu tư (cổ phiếu, mua vàng, nhà đất...) để gia tăng giá trị của quỹ. Từ đó, khoản tiền tích lũy và sinh lợi từ các hoạt động đầu tư sẽ trở thành khoản tiền quan trong giúp vượt qua khó khăn tài chính trong tương lai
Khoản dành cho vui chơi, giải trí
Đây khoản tiền dành cho các hoạt động giải trí, vui chơi của gia đình. Các hoạt động giải trí, thư giãn giúp gia đình bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, và gắn kết hơn. Do đó đừng quên dành 10% tổng thu nhập cho lọ này để tái sản xuất sức lao động cho cả nhà bằng 1 bữa ăn nhà hàng hay mua sắm những món đồ yêu thích hoặc cho con đi các khu vui chơi nhé.
>> 7 yếu tố nền tảng, góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình
Lọ chi phí dành cho học tập
Lọ thứ năm của quy tắc 6 chiếc lọ là dành cho việc học tập của bản thân và con cái. Việc học tập giúp con cái phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, và tinh thần. Đối với bố mẹ, việc học tập cũng giúp phát triển kỹ năng, kiến thức để phục vụ cho công việc. Dù bạn ở lứa tuổi nào, đầu tư vào bản thân luôn vô cùng cần thiết. Bạn nên để dành từ 10-15% tổng thu nhập cho việc này.
Dùng 1 phần thu nhập để giúp người khác
Khi đã có ổn định về tài chính, Bạn nên dành 1 phần nhỏ thu nhập cho việc giúp đỡ người khác. Việc giúp đỡ người khác giúp bạn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân và cho những người xung quanh. Không chỉ là một hành động đẹp, làm thiện nguyện, giúp đõ bạn bè, người thân thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia và trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng. Mức tiền dành cho lọ này từ 1-5% tổng thu nhập.
Để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định các mục tiêu tài chính của gia đình. Các mục tiêu tài chính của gia đình có thể bao gồm:
Việc xác định rõ các mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn phân bổ thu nhập một cách hợp lý, đảm bảo các mục tiêu tài chính của gia đình được thực hiện.
Thiết lập ngân sách gia đình
Sau khi xác định các mục tiêu tài chính, bạn cần thiết lập ngân sách gia đình. Ngân sách gia đình sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của gia đình, đảm bảo chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Khi đã có ngân sách gia đình, bạn cần phân bổ thu nhập theo quy tắc 6 chiếc lọ. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để phân bổ thu nhập:
Bạn cần theo dõi ngân sách gia đình thường xuyên để đảm bảo ngân sách được thực hiện đúng. Nếu chi tiêu vượt quá thu nhập, bạn cần điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.
Quản lý tài chính gia đình là một quá trình lâu dài. Bạn cần kiên trì thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.
Trước hết, bạn cần linh hoạt trong việc phân bổ thu nhập theo quy tắc 6 chiếc lọ. Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phân bổ thu nhập cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của gia đình. Bên cạnh đó
Bạn cần bắt đầu từ những khoản nhỏ. Ngoại trừ lọ chi tiêu thiết yếu, bạn có thể bắt đầu bằng cách phân bổ thu nhập cho 5 lọ còn lại từ mức 5% thu nhập. Sau đó, bạn có thể tăng tỷ lệ phân bổ dần dần khi khả năng tài chính của gia đình được cải thiện.
Trên đây là 1 trong những cách quản trị tài chính gia đình hữu hiệu mà bạn có thể thử. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng Tiết kiệm tích lũy trên ACB ONE để tự động trích 1 phần thu nhập hàng tháng vào các sổ tiết kiệm nhé. Theo dõi ACB để cập nhật thêm nhiều cách quản lý tài chính gia đình đơn giản, dễ thực hiện nhé!
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.