Gợi ý tìm kiếm

7 việc cần làm ngay giúp bạn tiết kiệm "núi" tiền

Tiết kiệm tiền là cách giúp bạn xây dựng và đảm bảo tài chính cá nhân ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu, vậy đừng bỏ qua bài viết này. ACB sẽ chia sẻ các mẹo tiết kiệm tiền mà vẫn đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản thiết yếu trong cuộc sống.

Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt, đảm bảo an toàn tài chính. Việc tích lũy tiền làm giảm bớt áp lực về tài chính, giúp bạn tự tin hơn trong việc đối mặt với các rủi ro và khó khăn trong cuộc sống. Bạn sẽ có quỹ dự phòng cho những tình huống khẩn cấp như bệnh tật, thất nghiệp, mua sắm, sửa chữa đột xuất. 

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả đảm bảo an toàn tài chính cá nhân

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả đảm bảo an toàn tài chính cá nhân

Bạn cũng có thể tái đầu tư cho các khoản tiết kiệm này để tạo ra lợi tức. Đầu tư chứng khoán, bất động sản, vàng,... sẽ giúp gia tăng tài sản nhanh chóng mà tiến tới tự do tài chính. Lúc này, bạn có khả năng lựa chọn công việc mà bạn thích, du lịch hoặc thực hiện những dự án cá nhân mà bạn mong muốn mà không phụ thuộc quá nhiều vào lương tháng. Vậy làm sao để tiết kiệm tiền? Để đảm bảo an toàn tài chính và tiến tới tự do tài chính, bạn cần:

1. Lập kế hoạch chi trả cho những hóa đơn trong tháng

Một trong cách tiết kiệm tiền hiệu quả là bạn cần kiểm soát được việc chi hàng tháng. Mọi hóa đơn chi trả trong tháng cần nằm trong kế hoạch tài chính của bạn. Kế hoạch chi trả hóa đơn hàng tháng cần được thực hiện theo quy trình sau:

Xem xét thu nhập hàng tháng và xác định nguồn tài chính để chi trả các hóa đơn. Bạn cần đảm bảo nguồn thu nhập đủ để trang trải các khoản chi phí cần thiết.

Bạn cần lập kế hoạch chi trả các hóa đơn mỗi tháng

Bạn cần lập kế hoạch chi trả các hóa đơn mỗi tháng

Sau đó, bạn cần liệt kê tất cả các hóa đơn cần trả trong tháng. Hóa đơn bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền điện thoại, tiền gửi xe... Từ đó, hãy xác định mức độ ưu tiên của các khoản phí này. Những khoản có độ ưu tiên cao nhất thường là tiền thuê nhà, tiền điện, và tiền nước. Để thanh toán các khoản này đúng hạn, bạn cần xác định ngày thanh toán cho mỗi hóa đơn và tạo lịch nhắc nhở trên điện thoại hoặc ở nơi dễ nhìn. 

Dựa vào thu nhập và các khoản phí thanh toán này, bạn hãy lập một kế hoạch chi tiêu để phân bổ tiền vào hạng mục. Bạn có thể tận dụng quy tắc 6 chiếc lọ để đảm bảo phân bổ tài chính hiệu quả.

>>> Cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân bạn nên biết

2. So sánh hoá đơn những tháng liền kề

Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là bạn hãy so sánh hóa đơn chi trả của các tháng liền kề. Việc so sánh này sẽ giúp bạn nhận ra sự thay đổi trong các khoản chi tiêu. Đó có thể là sự biến động về tiền điện, tiền nước hoặc các dịch vụ khác. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân nếu chi phí hóa đơn tăng. Việc tăng chi phí có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như giá cả dịch vụ có sự điều chỉnh, thời tiết hoặc yếu tố chủ quan. 

Bạn nên so sánh hóa đơn mỗi tháng

Bạn nên so sánh hóa đơn mỗi tháng

Từ việc so sánh, bạn cần tính toán xem tác động của nó đến tài chính cá nhân. Nếu khoản chi tăng đột ngột, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn tài chính để đáp ứng các khoản chi phí này.
Ngoài ra, việc so sánh chi phí hàng tháng còn giúp bạn phát hiện ra những cái cần điều chỉnh để giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn, tiền điện tăng đột ngột, bạn cần tìm ra nguyên nhân. Có thể do giá điện được điều chỉnh hoặc bạn xem xét mình có quên ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng không? Hoặc tủ lạnh có đang để số quá nhỏ, các đồ gia dụng có công suất quá lớn cũng có thể là nguyên nhan gây hao phí điện. 

3. Mua đồ điện cần lưu ý công suất và mức tiêu thụ điện

Việc mua sắm đồ điện dân dụng tiết kiệm điện sẽ giúp bạn tiết kiệm tương đối chi phí. Khi mua đồ điện, đặc biệt là các thiết bị tiêu thụ điện lớn (tivi, điều hòa, tủ lạnh, quạt, nồi cơm, nồi chiên, nồi áp suất...), bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

- Xem xét công suất của thiết bị, được đo bằng đơn vị watt (W). Công suất cho biết mức tiêu thụ điện của thiết bị và sẽ ảnh hưởng đến hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn. Hãy so sánh công suất của các thiết bị khác nhau và chọn thiết bị có công suất thấp hơn để tiết kiệm năng lượng.

- Xem xét mức tiêu thụ điện của thiết bị, được tính bằng kilowatt-giờ (kWh) hoặc đơn vị tương tự. Mức tiêu thụ điện cho biết lượng điện mà thiết bị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là thông tin quan trọng để bạn có thể ước tính và quản lý chi phí điện hàng tháng.

- Xem xét mức tiêu thụ điện của thiết bị, được tính bằng kilowatt-giờ (kWh) hoặc đơn vị tương tự. Mức tiêu thụ điện cho biết lượng điện mà thiết bị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là thông tin quan trọng để bạn có thể ước tính và quản lý chi phí điện hàng tháng.

- Nhiều thiết bị điện hiện đại có tích hợp các chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng, giúp giảm mức tiêu thụ điện khi không sử dụng hoặc trong thời gian chờ.

- Sử dụng các thiết bị điện sử dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm năng lượng. Ví dụ, các máy giặt, tủ lạnh hoặc điều hòa không khí có công nghệ inverter thường tiêu thụ ít điện hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

4. Hạn chế việc ăn ngoài

Bạn cần thay đổi 1 số thói quen tiêu dùng có thể làm gia tăng chi phí. Chẳng hạn như bạn cần hạn chế việc ăn ở ngoài tiệm, nhà hàng. Ăn ngoài thường tốn kém hơn so với nấu ăn tại nhà. Hãy xem xét giảm số lượng bữa ăn ngoài trong tuần và thay thế bằng việc nấu ăn tại nhà. Bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị các bữa ăn trước để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

5. Nấu ăn một lần cho nhiều bữa

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả ngoài hạn chế các bữa ăn ngoài là nấu 1 lần cho nhiều bữa. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí điện năng và nước hơn so với ăn bữa nào nấu bữa đó. Trước khi nấu ăn, hãy lập kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần. Bạn cần lên danh sách các món ăn và lượng đồ ăn. Điều này giúp bạn mua đúng số lượng nguyên liệu và tận dụng tối đa thời gian nấu ăn. Với việc nấu 1 lần ăn nhiều bữa, bạn nên chọn những món ăn dễ chế biến và có thể được bảo quản tốt sau khi nấu. Ví dụ, các món như súp, nước sốt, mì, hay cơm hấp có thể được nấu lớn và chia thành nhiều bữa để tiện lợi. 

Chia thức ăn vào các hộp nhỏ để bảo quản

Chia thức ăn vào các hộp nhỏ để bảo quản

Ngoài ra, do thức ăn dùng trong nhiều bữa nên bạn cần chia các món ăn thành các phần nhỏ và đựng vào hũ hộp hoặc túi đựng kín. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh và ghi chú ngày tháng để biết được thời hạn sử dụng. Ngoài ra, bạn cần tận dụng nguồn nhiệt để nấu 1 lúc nhiều món ăn hoặc dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn đã nấu thay vì nấu lại trên bếp.

6. Mua sắm cùng bạn bè

Mua sắm cùng bạn bè có thể là một cách tốt để tiết kiệm chi phí và cùng nhau tận hưởng trải nghiệm mua sắm. Nhiều món đồ khi mua số lượng lớn sẽ được hưởng ưu đãi. Hoặc một số thương hiệu có khuyến mãi đặc biệt dành cho nhóm. Trường hợp này, bạn có thể rủ bạn bè cùng mua để được hưởng ưu đãi giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển...

Thêm nữa, khi mua sắm cùng bạn bè, việc đánh giá chất lượng và giá trị của các sản phẩm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chi tiêu thông minh hơn.

7. Đặt mục tiêu tiết kiệm

Đặt mục tiêu tiết kiệm là một phần quan trọng trong quá trình quản lý tài chính cá nhân. Việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực tiết kiệm và kiềm chế các chi tiêu không cần thiết. Các mục tiêu bạn cần xây dựng bao gồm:

- Mục tiêu ngắn hạn: Đó có thể là mục tiêu mua 1 món đồ mong muốn hay đi du lịch...

- Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu bạn sẽ cần tích lũy trong khoảng thời gian dài từ vài năm đến vài chục năm. Chẳng hạn như mua nhà hoặc tiết kiệm cho hưu trí.

Bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng

Bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng

Các mục tiêu tiết kiệm này nên được đặt theo một cách hợp lý và dựa trên đánh giá thu nhập hàng tháng. Từ đó, bạn có thể xác định mức tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Việc thực hiện các mục tiêu cần có độ khó tăng dần để nhằm tạo động lực cho bản thân. Bạn nên theo dõi tiến độ tiết kiệm của mình. Một số app ngân hàng như ACB ONE có các gói Tích lũy tiết kiệm cho tương lai cho phép liên tục thêm tiền tiết kiệm vào tài khoản tiết kiệm, tối thiểu là 500.000 VNĐ cho mỗi lần gửi thêm. Nhờ đó, số tiền tích lũy của bạn sẽ tăng dần.

>>> Hướng dẫn cách sử dụng quy tắc tài chính 50-20-30

Tiết kiệm là cách tốt nhất để đảm bảo tài chính luôn trong mức an toàn và dễ dàng thực hiện các mục tiêu lớn lao. Hi vọng với các mẹo trên đây, bạn đã có cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền nhưng khoản tích không quá lớn qua từng tháng, vậy gói Tích lũy tiết kiệm cho tương lai trên ACB ONE là giải pháp tài chính tối ưu dành cho bạn.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.