Gợi ý tìm kiếm

Cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân bạn nên biết

Bảng cân đối chi tiêu cá nhân là một công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Những người có thói quen lập bảng cân đối tài chính có thể quản lý chi tiêu cá nhân tốt, nắm rõ những khoản thu - chi của bản thân và gia đình, từ đó tạo nên một nền tảng tài chính dài hạn ổn định.

1. Bảng cân đối tài chính cá nhân là gì?

Bảng cân đối thu chi hay bảng thu chi là công cụ giúp người sử dụng ghi lại, theo dõi cũng như kiểm soát các khoản thu - chi của mình. Bảng sẽ giúp ghi nhận các nguồn thu nhập, các khoản chi tiêu một cách trực quan, dễ ghi nhớ và nắm bắt, nhất là những người có nhiều hơn một khoản thu nhập hoặc thường xuyên giao dịch, mua bán.

Bảng cân đối tài chính là một công cụ quản lý tài chính cá nhân phổ biến

Bảng cân đối tài chính là một công cụ quản lý tài chính cá nhân phổ biến

Có một số dạng bảng cân đối thu chi khác nhau, được tối ưu hóa theo mục đích và nhu cầu sử dụng của người lập bảng. Trong bài viết này sẽ giới thiệu 2 loại chính đó là bảng cân bằng giá trị tài sản và bảng theo dõi thu nhập - chi tiêu.

2. Tại sao nên lập bảng cân đối tài chính cá nhân?

Có rất nhiều lý do hay lợi ích để lập bảng cân đối tài chính cá nhân, mà lợi ích tổng quát nhất là giúp người lập hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để ra những quyết định tài chính phù hợp. Dưới đây là một số lý do vì sao mọi người nên lập bảng cân đối tài chính cá nhân:

- Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn: Bảng cân đối tài chính giúp người lập có cái nhìn tổng quan về về tài sản, dư nợ, thu nhập, chi tiêu,... Điều này sẽ giúp người lập bảng hiểu rõ hơn về cán cân tài chính của bản thân, làm cơ sở để kiểm soát thu - chi hiệu quả.

- Đưa ra các quyết định tài chính phù hợp: Khi đã hiểu rõ về tình hình tài chính của mình, người lập bảng có thể đưa ra những quyết định tài chính phù hợp. Ví dụ như đầu tư bao nhiêu vào dạng tài sản nào để đạt hiệu quả phù hợp nhất với mục tiêu tài chính của mình.

Bảng cân đối tài chính giúp người lập bảng có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của mình và đưa ra những quyết định chính xác hơn

Bảng cân đối tài chính giúp người lập bảng có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của mình và đưa ra những quyết định chính xác hơn

- Theo dõi hành trình đạt mục tiêu tài chính: Ai cũng có mục tiêu tài chính của mình trong ngắn hoặc dài hạn. Việc lập bảng cân đối tài chính sẽ giúp người lập theo dõi mình đang ở đâu trên hành trình tài chính một cách rõ ràng nhất.

3. Hướng dẫn xây dựng 2 loại bảng cân đối quản lý chi tiêu cá nhân

3.1 Bảng cân đối giá trị tài sản - công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bảng cân đối giá trị tài sản là bảng tổng hợp giá trị tất cả các tài sản cá nhân, các khoản tiết kiệm, nợ,... đang có để nắm được một cách tổng quát khối lượng tài sản trong hiện tại và tương lai. Để thực hiện bảng cân đối giá trị tài sản, có 4 bước chính như sau:

Bước 1: Liệt kê tài sản

Liệt kê tất cả các khoản tài sản theo một trình tự nhất định, ví dụ như theo giá trị từ lớn đến nhỏ, theo loại tài sản, theo khả năng thanh khoản,... Xác định được giá trị tài sản của bản thân sở hữu là bước cơ bản nhất để quản lý tài chính cá nhân.

Liệt kê tài sản đang có là bước đầu tiên để tạo nên một bảng cân đối giá trị tài sản

Liệt kê tài sản đang có là bước đầu tiên để tạo nên một bảng cân đối giá trị tài sản

Bước 2: Liệt kê các khoản nợ

Tương tự với tài sản sở hữu, người lập bảng sắp xếp các khoản nợ theo một thứ tự nhất định như ưu tiên trả trước hay từ bé đến lớn. Đối với những cá nhân đang kinh doanh hay đầu tư thì nợ là một khoản chi phí thường có, vay nợ để làm nền tảng phát triển kinh doanh hay là gánh nặng tài chính tùy theo quyết định tài chính có hiệu quả hay không.

Bước 3: Tính toán giá trị tài sản ròng
Sau khi có danh sách giá trị tài sản và nợ, người lập bảng có thể tính toán giá trị tài sản ròng bằng cách lấy tài sản trừ cho số nợ hiện có. 

Bước 4: Phân tích bảng cân đối tài chính của bạn

Đây là bước quan trọng nhất, sau khi có các số liệu về tài sản ròng, người lập bảng cần đưa ra những phân tích nhằm đưa ra các quyết định tài chính sắp tới một cách hiệu quả. Ví dụ đối với có một khoản nợ với lãi suất cao, có thể là gánh nặng tài chính lớn trong tương lai nếu không giải quyết sớm thì việc thanh khoản một số tài sản nào ít có khả năng tăng giá trong tương lai để giải quyết dứt điểm món nợ đó cho hợp lý nhất.

Phân bổ và quản lý tài sản dễ dàng hơn với bảng cân đối tài sản

Phân bổ và quản lý tài sản dễ dàng hơn với bảng cân đối tài sản

Phân tích bảng cân đối tài chính là một kỹ năng cần rèn luyện trong quá trình quản lý tài chính cá nhân. Việc phân tích đúng, hiệu quả sẽ giải đáp được rất nhiều khúc mắc, khó khăn hay rủi ro tài chính tiềm ẩn. Ví dụ như việc phân bổ các loại tài sản như thế nào để tối ưu. Nên thanh lý tài sản nào để giải quyết nợ? Loại tài sản nào đang có giá trị nhất?... Rất nhiều thông tin quan trọng mà người bình thường có thể sẽ bỏ qua nếu như không phân tích bảng cân đối tài chính.

3.2 Bảng theo dõi thu nhập và chi - Công cụ theo dõi dòng tiền đơn giản

Đây là bảng giúp người lập quản lý chi tiêu hiệu quả, phù hợp với những người có thu nhập cố định, ít biến động hằng tháng, hoặc ít tài sản cần quản lý, có thể tùy biến theo nhiều khoảng thời gian như ngày, tuần, tháng với công thức đơn giản gồm 3 bước sau:

Bước 1: Xác định dòng tiền vào

Xác định những dòng tiền vào trong một khoảng thời gian nhất định như tuần, tháng, bao gồm tiền lương, thu nhập ngoài như đầu tư, công việc làm thêm, tiền trợ cấp, bảo hiểm,...

>>> 4 cách tiết kiệm tiền thông minh giúp bạn "góp gió thành bão"

Bước 2: Xác định dòng tiền ra

Xác định dòng tiền ra trong một khoản thời gian xác định, dòng tiền ra có thể chia làm 3 loại là cố định, linh hoạt và phát sinh:

- Dòng tiền ra cố định có thể là tiền nhà, tiền bảo hiểm, internet, tiền vay nợ,... tóm lại là những khoản chi phí gần như không thay đổi mỗi ngày, tuần hay tháng.
- Dòng tiền linh hoạt là những chi phí có thể cân nhắc chi tiêu nhiều hay ít như ăn uống, mua sắm, giải trí,... đây là những nguồn tiền có thể tương đối linh động trong việc tăng chi hay cắt giảm nếu cần thiết.

Ăn uống, mua sắm là những chi phí có thể thay đổi theo tình trạng tài chính của mỗi người

Ăn uống, mua sắm là những chi phí có thể thay đổi theo tình trạng tài chính của mỗi người

- Phát sinh là những chi phí có thể phát sinh một cách bất ngờ như đám tiệc, thăm hỏi, sửa chữa xe,... vì đây là cá chi phí khó xác định trước nên thường hãy dành ra một khoản cố định sẵn để xử lý các tình huống bất ngờ này.

Bước 3: Xác định thặng dư hoặc thâm hụt

Sau khi lấy tổng dòng tiền vào trừ cho tổng dòng tiền ra thì ta sẽ có kết quả thặng dư hoặc thâm hụt. Khoản thặng dư có thể được sử dụng để đầu tư, gửi tiết kiệm hoặc tích cho những mục đích khác. Trong khi đó nếu là thâm hụt thì cần phải điều chỉnh lại bảng quản lý chi tiêu trong thời gian sắp tới để sử quản lý dòng tiền một cách hiệu quả hơn.

Kết

Trên đây là thông tin về cách lập 2 loại bảng cân đối chi tiêu phổ biến hiện nay. Bảng cân đối giá trị tài sản hay bảng quản lý thu chi sẽ là những công cụ đắc lực để quá trình quản lý tài chính cá nhân trở nên dễ dàng hơn, giúp người sử dụng mau chóng đạt được mục tiêu tài chính hay đưa ra các quyết định tài chính một cách hiệu quả.

>>> Vốn ít kinh doanh gì hiệu quả? Top 7 ý tưởng kinh doanh ít vốn lãi cao

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.