Quản trị dòng tiền là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn sai lầm và không biết lập kế hoạch, thu chi khiến hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. Hãy cùng ACB chỉ ra 5 cách khắc phục sai lầm đó thông qua bài viết chi tiết dưới đây.
Quản lý dòng tiền quyết định sự nghiệp sống còn trong kinh doanh
Quản lý dòng tiền là việc doanh nghiệp lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và thực hiện theo chiến lược đã đề ra. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp phải theo dõi, đánh giá và kiểm soát các khoản thu và chi để điều chỉnh nguồn vốn để thu được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Quản lý dòng tiền giúp đảm bảo rằng tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo dòng tiền luôn đủ để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.
Quản lý dòng tiền là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp dù các báo cáo tài chính, số liệu đều thể hiện việc kinh doanh có lãi. Tuy nhiên vẫn lâm vào tình cảnh phá sản vì việc quản lý dòng tiền không hiệu quả dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn xoay vòng cho doanh nghiệp.
Quản lý dòng tiền sai cách khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro
Nhiều doanh nghiệp, xây dựng và lập kế hoạch quản lý dòng tiền đều nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực và lạc quan. Tuy nhiên, đôi khi tự tin thái quá, doanh nghiệp dễ bị mắc sai lầm trong việc quản lý dòng tiền. Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp trong quản lý dòng tiền.
Cụ thể như sau:
Việc lên kế hoạch để quản lý, sử dụng dòng tiền là việc làm cần thiết và quen thuộc mỗi định kỳ của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đang lưu ý ở đây là, chủ doanh nghiệp thường tự tin thái quá về doanh số tương lai nhưng trong quá trình vận hành, luôn có những bất ngờ phát sinh khiến doanh nghiệp phải chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhiều hơn hoặc thị trường bị trượt giá dẫn đến lỗ vốn,...
Dự đoán dòng tiền không thể đoán bừa, qua loa mà phải là những dự đoán có căn cứ, phân tích cụ thể chi tiết theo quản lý dòng tiền theo từng tuần, từng tháng, từng quý, từng năm. Khi nhìn và hiểu rõ bản kế hoạch đã được vạch rõ, ta mới thấy rõ con đường kinh doanh trong tương lai.
Trong thời gian đầu, doanh nghiệp thường mới bắt tay vào thực hiện công việc, vẫn tự tin và lạc quan nên thường mạnh tay đầu tư quá giới hạn vốn của doanh nghiệp. Việc làm này có thể thuận lợi trong một thời gian đầu, nhưng về lâu dài sẽ trở thành sai lầm. Bởi nếu lãng phí quá nhiều ngân sách trong giai đoạn đầu, thì giai đoạn sau sẽ bị thiếu hụt vốn đành phải lấy vốn giai đoạn nọ đập vào giai đoạn kia. Càng về sau tình trạng thiếu hụt vốn xảy ra càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ thậm chí có thể gián đoạn, chậm trễ đầu tư.
>>> Làm sao để cắt giảm các chi tiêu nhỏ trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp mới hay bị gặp tình trạng thụ động trong các khoản thu. Những doanh nghiệp startup, kinh nghiệm trong kinh doanh còn non trẻ, chưa biết cách xử lý các khoản thu quá hạn. Vì vậy, chủ đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ để đưa ra giải pháp giải ngân các khoản thu quá hạn.
Các doanh nghiệp thường lập kế hoạch, báo cáo tài chính nhưng thường hay “tùy cơ ứng biến” hoặc tới “đâu hay tới đó” và bỏ qua việc dự trù tài chính để dự phòng vào những tình huống cần thiết. Sai lầm này dẫn đến việc khi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp không xoay sở kịp để dẫn đến tình trạng nợ nần thậm chí phá sản.
Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, việc sử dụng công nghệ số ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc sử dụng thẻ tín dụng luôn có hai mặt. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng rất dễ chi tiêu quá đà dẫn đến nợ tín dụng. Nếu khách hàng để nợ tín dụng quá thời hạn hoặc để quên hẹn trả nợ tín dụng, bạn sẽ vô tình bị tính lãi suất cao, nếu để quá thời hạn trả lãi mà không đóng tiền sẽ bị tính vào nợ xấu.
>>> Các cách quản lý dòng tiền mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Nếu không quản lý tốt dòng tiền sẽ gây lãng phí nguồn vốn doanh nghiệp
- Trì hoãn thanh toán: Việc chậm trễ trong thanh toán lương, sản phẩm cho ngân hàng,... do doanh nghiệp không đủ vốn để thanh toán khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuẩn bị báo cáo kế hoạch quản lý dòng tiền chính xác.
- Quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả: dẫn đến tình trạng dư thừa hàng tồn đọng trong kho, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
- Trì trệ hoạt động kinh doanh: khi nguồn vốn cạn kiệt, doanh nghiệp không đủ vốn tiếp tục đầu tư nên bị tạm dừng thậm chí bị phá sản nếu bị nợ tín dụng ngân hàng quá nhiều.
- Không có đầu mối bán hàng: doanh số bán hàng thấp và thiếu khách hàng tiềm năng dẫn đến sự chuyển động của dòng tiền kém. Hoạt động kinh doanh chậm trễ có thể khiến doanh nghiệp gặp trở ngại về doanh số bán hàng. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp phải tăng cường các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng.
Kiểm soát nguồn vốn cho doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp luôn có hạn, vì vậy bạn phải lập kế hoạch sử dụng dòng tiền chi tiết và cụ thể theo từng tháng hoặc từng quý. Có như vậy, mọi người mới nhìn rõ bản kế hoạch quản lý để từ đó sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Trước tiên, nhà đầu tư liệt kê chi tiết các chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị giá tăng. Để tìm được ra chi phí đó, doanh nghiệp cần thực hiện công việc chọn lọc và phân tích thật kỹ lưỡng. Tối giản những chi phí không cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm, tránh lãng phí đầu tư nguồn vốn sẵn có.
>>> Lợi ích khi sử dụng tài khoản quản lý chi phí doanh nghiệp
Để tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp phải xử lý được vấn đề hàng tồn kho, hàng ứ đọng để xoay vòng vốn. Giải quyết được những vấn đề này nhà đầu tư kiệm chi phí về nhân công, kho chứa hàng, và tạo ra nguồn tiền giúp doanh nghiệp có thể đầu tư và phát triển.
Tăng doanh số bán hàng giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận
Doanh nghiệp cần đánh giá và phân loại khách hàng thành từng nhóm để dễ dàng quản lý. Xây dựng và phát triển chính sách bán hàng hợp lý, rõ ràng ngay từ đầu cho từng đối tượng khách hàng, cho từng cấp phân phối. Phân chia nhân sự để đốc thúc, thu hồi nợ từ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo đúng thời hạn. Đồng thời yêu cầu nhân sự lập báo cáo, theo dõi tình hình công nợ, chỉ tiêu KPI hàng tháng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý công nợ khách hàng.
>>> Cách quản lý công nợ để trở thành đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần điều chỉnh giá sản phẩm và dịch vụ để cân bằng và ổn định nguồn lợi nhuận. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải khảo sát tìm hiểu, nắm bắt tình hình thị trường để điều chỉnh cho phù hợp.
Khắc phục sai lầm để lấy lại quyền kiểm soát dòng tiền, phát huy tối đa nhiệm vụ của dòng tiền, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, xoay vốn và thu lời nhanh chóng. Trên đây, ACB đã chỉ ra 5 cách khắc phục sai lầm của doanh nghiệp trong việc quản trị dòng tiền. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả trong việc quản lý dòng tiền. Nếu có thắc mắc hoặc quan tâm đến giải pháp Quản lý dòng tiền hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng ACB để được hỗ trợ!
>>> Tìm hiểu ngay: Các dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.