Chọn lọc cổ phiếu tốt để đầu tư là cách giúp bạn tối ưu từng đồng vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách chọn được cổ phiếu tiềm năng sinh lời tốt. Vậy hãy cùng ngân hàng ACB tìm hiểu 6 loại chỉ số giúp bạn định giá trị của 1 cổ phiếu.
Một trong những kinh nghiệm chơi chứng khoán sinh lời hiệu quả chính là hiểu rõ về cổ phiếu định nắm giữ. Những thông tin về cổ phiếu bạn cần phải tìm hiểu kỹ bao gồm thông tin liên quan đến doanh nghiệp, báo cáo tài chính và định hướng phát triển kinh doanh... Tuy nhiên, làm sao để sắp xếp các thông tin trên 1 cách hiệu quả lại không hề dễ. Với 6 tiêu chí dưới đây, ACB sẽ giúp bạn tìm hiểu và định giá cổ phiếu tiềm năng 1 cách chính xác và dễ hiểu nhất:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Đánh giá tỷ lệ Tổng nợ vay/Tài sản ngắn hạn dưới 1.1 là một cách quan trọng để đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Nếu tỷ lệ này thấp, có nghĩa là công ty có khả năng trả nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc quá mức vào nợ vay. Những công ty có tỷ lệ thấp thường sẽ ít chịu tác động khi thị trường biến động lớn. Nhờ đó, khoản đầu tư của bạn cũng ít rủi ro hơn.
Chỉ số thanh toán hiện hành cũng là tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn. Chỉ số này được tính bằng tài sản nợ lưu động trên nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp phải chi trả.
Nếu chỉ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1,5, công ty đang quản lý tốt tình hình tài chính ngắn hạn, có khả năng đối mặt với các chi phí và nghĩa vụ ngắn hạn. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng chỉ số này quá cao cũng có thể chỉ ra rằng công ty đang giữ quá nhiều tài sản ngắn hạn mà không tối ưu hóa chúng để tăng cường sinh lời.
EPS trong năm 5 gần nhất dương
EPS hay Earnings Per Share là chỉ số đánh giá khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp duy trì mức tăng trưởng EPS tích cực trong thời gian dài, điều này có thể được coi là dấu hiệu tích cực về sức khỏe kinh doanh. Mức tăng trưởng lợi nhuận thường được liên kết với khả năng quản lý tốt, chiến lược kinh doanh hiệu quả, và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh biến động. Bạn có thể căn cứ vào khả năng tăng trường này để quyết định liệu có nên nắm giữ cổ phiếu dài hạn hay không.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng việc đánh giá tăng trưởng EPS cần được xem xét cùng với các yếu tố khác như cơ hội thị trường, cạnh tranh, và xu hướng ngành. Một tăng trưởng lợi nhuận đều đặn trong quá khứ không đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục trong tương lai, và do đó, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về chiến lược kinh doanh và triển vọng tương lai của công ty là quan trọng.
Nhắc đến định giá cổ phiếu, bạn không thể bỏ qua chỉ số P/E. Tỷ lệ P/E là một cách đo lường giá trị đầu tư so với lợi nhuận. Nó được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Một tỷ lệ P/E thấp hơn có thể đồng nghĩa với việc thị trường đánh giá công ty đó là ít tích cực hoặc không đánh giá cao khả năng sinh lời của công ty trong tương lai.
Tuy nhiên, cần phải cân nhắc rằng tỷ lệ P/E không nên được xem xét đơn lẻ mà phải được so sánh với các công ty trong cùng ngành, và nên được kết hợp với các yếu tố khác như tình hình tài chính, triển vọng tương lai, và chiến lược kinh doanh. Một tỷ lệ P/E thấp có thể là dấu hiệu cho việc đầu tư giá trị, nhưng cũng có thể phản ánh công ty đang không có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách dưới 1.2
Tỷ lệ P/B được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại cho giá trị sổ cái (giá trị tài sản sách) trên mỗi cổ phiếu. Nếu chỉ số thấp hơn 1,2 có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp. Nhà đầu tư có thể nhận định có cơ hội đầu tư giá trị.
Tuy nhiên, khi nhận định chỉ số này, bạn cũng cần xem xét xu hướng chung của ngành để tránh đưa ra quyết định đầu tư sai lầm.
Cổ tức là một phần lợi nhuận mà công ty chia sẻ với cổ đông, thường được chi trả theo định kỳ. Cổ tức đều đặn thường được coi là một dấu hiệu tích cực về sức khỏe tài chính và sự ổn định của doanh nghiệp.
>>> Mở tài khoản khoản giao dịch chứng khoán tại ACB
Ngoài việc tìm hiểu các chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp kể trên, để chọn lọc cổ phiếu tốt, bạn còn phải lưu ý:
Xem xét tính thanh khoản của cổ phiếu
Tính thanh khoản thể hiện khả năng của cổ phiếu có thể được mua bán trên thị trường một cách dễ dàng. Để đánh giá thanh khoản của 1 cổ phiếu bất kỳ, bạn cần xem xét số cổ phiếu được giao dịch hàng ngày, giá trị giao dịch, và biên độ giá.
Cổ phiếu thanh khoản tốt có khả năng mua bán nhanh chóng, giúp nhà đầu tư dễ thực hiện giao dịch mua bán, điều chỉnh danh mục đầu tư theo chiến lược và tình hình thị trường. Trái lại, cổ phiếu có thanh khoản kém có thể tạo ra rủi ro khi nhà đầu tư không thể bán ra hoặc mua vào một lượng lớn cổ phiếu
Lợi nhuận là một trong những yếu tố chính khi lựa chọn cổ phiếu và đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty. Để đánh giá lợi nhuận, bạn cần xem xét chỉ số ESP, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian dài.
Ngoài ra, bạn cũng cần đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương quan với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. So sánh trong cùng ngành sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vị thế của công ty trong thị trường.
Dựa trên đánh giá rủi ro, bạn sẽ hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và hiệu quả đầu tư. Để đánh giá rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu, bạn cần theo dõi tình hình chung của thị trường, các yếu tố tác động đến ngành nghề hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện đánh giá rủi ro không chỉ giúp bạn định hình chiến lược đầu tư một cách thông minh mà còn giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho các biến động thị trường và giữ được sự kiên nhẫn trong việc đầu tư.
Tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá trị thấp là cách giúp tối ưu khoản đầu tư của mình. Bạn cần xem xét các chỉ số như P/E, P/B để đánh giá xem cổ phiếu có đang được định giá rẻ so với giá trị thực không.
Bạn cũng nên so sánh P/E và P/B của cổ phiếu với các công ty trong cùng ngành hoặc thị trường nhằm đảm bảo rằng cổ phiếu đang được đánh giá đúng mức và không phải do các yếu tố chủ quan từ phía công ty.
Tuy nhiên, khi đầu tư cổ phiếu định giá thấp, bạn cần kiên nhẫn và có khả năng chấp nhận rủi ro. Bạn cần xem xét chiến lược đầu tư lâu dài, thay vì chỉ đuổi theo cổ phiếu rẻ mà không xem xét đúng giá trị thực sự của chúng.
>>> 10 kinh nghiệm xương máu khi đầu tư chứng khoán
Kiểm soát rủi ro đầu tư
Khi nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng các tài sản trước khi đầu tư, họ sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, triển vọng phát triển của ngành nghề,... Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn, giảm thiểu khả năng thua lỗ. Chẳng hạn khi thị trường có biến động mạnh, các cổ phiếu thuộc công ty tăng trưởng kinh doanh tốt thường sẽ ít điều chỉnh hơn so với những cổ phiếu bị “thổi giá”.
Đầu tư có chọn lọc dựa trên các phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật của mã cổ phiếu trong tương quan ngành. Những dữ liệu thực tế như thị giá cổ phiếu theo thời gian, tình hình tài chính kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư 1 cách chính xác và có căn cứ.
Nếu bạn chọn được mã cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so thực tế lợi nhuận, kinh doanh của doanh nghiệp, khoản đầu tư của bạn sẽ có cơ hội sinh lời tốt hơn khi thị trường đi lên.
Để có thể đầu tư có chọn lọc, nhà đầu tư cần có kiến thức và hiểu biết về thị trường chứng khoán. Quá trình nghiên cứu, phân tích tài sản đầu tư giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường, các loại tài sản, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của tài sản,... Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt hơn.
>>> Cách nhận biết thị trường uptrend
>>> Làm sao để biết thị trường downtrend?
Có thể nói, chứng khoán là 1 kênh đầu tư sinh lời hiệu quả. Tuy nhiên, không phải mọi mã cổ phiếu đều sẽ giúp vốn của bạn sinh sôi nảy nở. Nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn lọc cổ phiếu để đầu tư là 1 trong những điều kiện cần để giúp bạn bảo toàn vốn, hạn chế tối đa rủi ro khi thị trường biến động. Hi vọng với chia sẻ của ACB, bạn đã biết được cách chọn lọc cổ phiếu tốt để nắm giữ. Liên hệ với ACB để mở tài khoản chứng khoán và bắt đầu hành trình đầu tư chứng khoán nhé!
>>> [Tổng hợp] 6+ Chỉ số đánh giá cổ phiếu tốt bạn nên biết
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.