Gợi ý tìm kiếm

Giải đáp thắc mắc  từ A - Z khi thẻ tín dụng hết hạn

Ngày nay, việc sử dụng thẻ tín dụng đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu như ít ai để ý đến việc sẽ có ngày thẻ tín dụng hết hạn. Vậy khi đến ngày hết hạn thẻ tín dụng thì phải làm sao? Cách giải quyết khi thẻ tín dụng hết hạn nhưng vẫn còn dư nợ? Thẻ tín dụng hết hạn có cần hủy không? Nếu bạn cũng đang sử dụng thẻ mua trước trả sau này thì hãy cùng ACB tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách xử lý nhanh chóng, an toàn khi đến hạn thẻ nhé!

Thời hạn sử dụng thẻ tín dụng là bao lâu?

Thời hạn sử dụng thẻ tín dụng là bao lâu?

Thời hạn sử dụng thẻ tín dụng là bao lâu?

Tương tự như các loại thẻ thanh toán khác, thẻ tín dụng cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Thông thường, thẻ có hiệu lực từ 3 đến 5 năm, tùy thuộc vào loại thẻ, ngân hàng phát hành và đối tượng đăng ký (cá nhân hay doanh nghiệp). 

Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, bạn cần tìm thông tin in trên mặt trước thẻ. Thông tin này thường được thể hiện bằng dãy 4 chữ số:

- 2 chữ số đầu tiên thể hiện tháng hết hạn.

- 2 chữ số sau thể hiện năm hết hạn.

Dãy số này thường được in nổi và có ghi chú "MM/YY" hoặc "Tháng/Năm" bên cạnh hoặc bên dưới số thẻ hoặc số tài khoản. Lưu ý: Ngày hết hạn là ngày cuối cùng của tháng được hiển thị trên thẻ.

Ví dụ: Nếu thẻ có in "05/26", nghĩa là thẻ sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 5 năm 2026.

Tại sao thẻ tín dụng hết hạn?

Thẻ tín dụng có hạn sử dụng vì nhiều lý do, trong đó nâng cao trải nghiệm người dùng và hạn chế rủi ro là hai lý do chính. Cụ thể:

- Cập nhật công nghệ mới: Việc đổi thẻ giúp áp dụng các công nghệ tiên tiến như chip EMV, giúp thẻ an toàn hơn, giảm thiểu nguy cơ rò rỉ thông tin, tăng cường bảo mật cho giao dịch.

- Tăng cường bảo mật: Thẻ mới có tính năng bảo mật cao hơn, giảm thiểu nguy cơ gian lận, sử dụng thẻ giả mạo.

- Nâng cao trải nghiệm: Các thẻ mới thường có nhiều tính năng và ưu đãi hấp dẫn hơn cho người dùng, như tích điểm đổi quà, hoàn tiền, miễn phí bảo hiểm,...

Khi thẻ tín dụng hết hạn có gia hạn được không? 

Thẻ tín dụng hết hạn có gia hạn được không?

Câu trả lời là: Có

Hầu hết các ngân hàng đều cho phép gia hạn thẻ tín dụng khi thẻ hết hạn. Việc gia hạn thẻ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, như: Tiếp tục sử dụng số thẻ, hạn mức tín dụng và các ưu đãi hiện có của bạn; Tránh gián đoạn giao dịch và thanh toán; Đảm bảo an toàn hơn với các tính năng bảo mật mới của thẻ mới.

Đối với thẻ tín dụng ACB, Ngân hàng ACB sẽ thông báo gia hạn thẻ cho bạn qua thư, tin nhắn, email. 

Làm sao để gia hạn thẻ tín dụng?

Nếu thẻ tín dụng của bạn sắp hết hạn, bạn có hai cách để gia hạn:

Cách 1: Ngân hàng tự động gia hạn

Khi thẻ tín dụng gần hết hạn, ngân hàng sẽ tự động xem xét các điều kiện gia hạn dựa trên lịch sử giao dịch và thanh toán. Nếu bạn đủ điều kiện, ngân hàng sẽ gia hạn thẻ và liên hệ với bạn qua email để xác nhận địa chỉ gửi thẻ mới.

Lưu ý:

Bạn nên liên hệ với ngân hàng phát hành để biết rõ các quy định về việc tự động gia hạn thẻ tín dụng. Nếu bạn không đủ điều kiện để gia hạn tự động, ngân hàng sẽ thông báo cho bạn qua các thông tin liên lạc bạn đã cung cấp.

Cách 2: Chủ thẻ chủ động liên hệ ngân hàng để gia hạn

Khi thấy thẻ tín dụng sắp hết hạn, bạn có thể chủ động gọi điện đến số hotline hoặc đến chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu gia hạn. Nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết các bước cần thiết để hỗ trợ bạn gia hạn thẻ tín dụng.

Cách 3: Nhận thông báo từ ngân hàng và yêu cầu gia hạn thẻ qua ứng dụng ACB ONE

Với thẻ tín dụng ACB khi sắp hết hạn sử dụng thì ngân hàng sẽ thông báo đến bạn. Sau đó, bạn có thể yêu cầu gia hạn qua:

- Gia hạn tại chi nhánh ACB: hãy đến chi nhánh ACB gần nhất mang theo CMND/CCCD và làm theo hướng dẫn để gia hạn thẻ. 

- Gia hạn thẻ tín dụng qua ACB ONE: bạn cũng có thể gia hạn thẻ online qua website hoặc app ACB ONE.

*Lưu ý: Phí gia hạn có thể thay đổi tùy loại thẻ. Nên gia hạn trước khi thẻ hết hạn để tránh gián đoạn sử dụng.

Thẻ tín dụng hết hạn có cần hủy không?

Thẻ tín dụng hết hạn thì bạn có 2 lựa chọn: hủy hoặc gia hạn. Tuy nhiên, mỗi lựa chọn đều có những ảnh hưởng nhất định đến điểm tín dụng của bạn, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Ưu nhược điểm khi hủy thẻ

Ưu điểm:

- Loại bỏ nguy cơ chi tiêu quá mức và mắc nợ.

- Tránh phí duy trì thẻ tín dụng không sử dụng.

>>> Có thể bạn nên biết: 11 loại phí có thể được tính khi sử dụng thẻ tín dụng

Nhược điểm:

- Làm giảm điểm tín dụng

- Lịch sử tín dụng ngắn lại: Việc hủy thẻ khiến lịch sử tín dụng của bạn ngắn hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng.

- Gây khó khăn khi vay vốn trong tương lai: Điểm tín dụng thấp có thể khiến bạn khó được vay vốn hoặc phải chịu lãi suất cao hơn khi vay mua nhà, xe, …

Ưu nhược điểm khi gia hạn thẻ

Ưu điểm:

-Giữ lịch sử tín dụng dài: Duy trì thẻ giúp bạn có lịch sử tín dụng dài và tốt đẹp, từ đó nâng cao điểm tín dụng.

-Giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng thấp: Gia hạn thẻ giúp bạn duy trì tỷ lệ sử dụng tín dụng hợp lý, góp phần cải thiện điểm tín dụng.

-Tiện lợi cho thanh toán: Tiếp tục sử dụng thẻ cho các giao dịch thanh toán hóa đơn, mua sắm.

>>> Cách tra cứu lịch sử thẻ tín dụng cá nhân

Nhược điểm:

- Mất phí duy trì thẻ: Bạn cần thanh toán phí duy trì thẻ hàng năm.

- Nguy cơ chi tiêu quá mức: Cần cẩn thận để tránh chi tiêu quá mức và mắc nợ thẻ.

Vậy có nên hủy thẻ tín dụng khi sắp hết hạn sử dụng? Câu trả lời sẽ tuỳ vào mức độ chi tiêu và nhu cầu mà bạn có thể chọn huỷ hay gia hạn thẻ tín dụng sao cho phù hợp.

Nếu không kích hoạt thẻ tín dụng mới thì có sao không? 

Nếu không kích hoạt thẻ tín dụng mới thì có sao không?

Nếu không kích hoạt thẻ tín dụng mới thì có sao không?

Việc kích hoạt thẻ mới cần được thực hiện sớm nhất có thể để đảm bảo bạn có thể tận dụng tối đa các lợi ích và tính năng của thẻ. Nếu thẻ không được kích hoạt, bạn sẽ gặp phải những hạn chế sau:

- Không thể thực hiện giao dịch thanh toán: Việc mua sắm, thanh toán hóa đơn hay rút tiền mặt sẽ trở nên bất tiện nếu thẻ của bạn không được kích hoạt.

- Phí tự động vẫn được ghi nhận: Ngân hàng vẫn sẽ ghi nhận các khoản phí thanh toán tự động mà bạn đã đăng ký trước đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài khoản và ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

- Phát sinh phí phạt và lãi suất cao: Việc thanh toán trễ hạn do thẻ không kích hoạt có thể dẫn đến các khoản phí phạt và lãi suất thẻ tín dụng cao, gây áp lực tài chính cho bạn.

>>> Mẹo sử dụng thẻ tín dụng không bị quá hạn thanh toán

Thẻ tín dụng hết hạn nhưng vẫn đang trả góp thì phải làm sao?

Khi thẻ tín dụng của bạn sắp hết hạn, ngân hàng sẽ tự động xem xét gia hạn và gửi thẻ mới đến địa chỉ bạn đã cung cấp. Sau khi nhận thẻ mới, bạn cần thực hiện hai bước quan trọng để đảm bảo việc sử dụng thẻ được suôn sẻ:

Kích hoạt thẻ:

- Kích hoạt thẻ theo hướng dẫn đi kèm thẻ mới hoặc thông qua các kênh của ngân hàng như ứng dụng di động, website hoặc tổng đài.

- Việc kích hoạt giúp thẻ hoạt động bình thường và bạn có thể thực hiện giao dịch thanh toán như thông thường.

Thanh toán số dư nợ:

- Cho dù thẻ đã hết hạn hay chưa kích hoạt, bạn vẫn có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số dư nợ tín dụng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận với ngân hàng.

- Việc thanh toán trễ hạn sẽ dẫn đến các khoản phí phạt và lãi suất cao, thậm chí còn ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và khả năng vay vốn của bạn trong tương lai.

>>> Trả góp thẻ tín dụng cần lưu ý những điều gì?

Làm sao kích hoạt thẻ tín dụng mới sau khi gia hạn?

Làm sao kích hoạt thẻ tín dụng mới sau khi gia hạn?

Làm sao kích hoạt thẻ tín dụng mới sau khi gia hạn?

Sau khi gia hạn thẻ tín dụng thành công, khách hàng cần kích hoạt lại thẻ để sử dụng.

Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm và ký tên vào mặt sau của thẻ tín dụng.

Bước 2: Gọi điện đến số hotline của tổng đài (ghi trong giấy hướng dẫn) để nhân viên hỗ trợ kích hoạt thẻ.

Bước 3: Sau khi kích hoạt thẻ mới, hãy hủy thẻ tín dụng cũ để đảm bảo an toàn bảo mật. Điều này giúp hạn chế rủi ro tài chính do kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin trên thẻ cũ để thực hiện giao dịch gian lận.

Khi không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng và không có dư nợ thì nên làm gì? 

Đối với thẻ tín dụng ACB, bạn hãy mang thẻ chính, thẻ phụ (nếu có) và CMND/CCCD đến chi nhánh ACB gần nhất. Thanh toán hết dư nợ (nếu có) và nhận lại tiền dư sau 35 ngày.

Lời kết

Việc sử dụng thẻ tín dụng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên việc quản lý thẻ, đặc biệt là theo dõi ngày hết hạn, lại thường xuyên bị lơ là. Điều này dẫn đến những hậu quả như bị phạt, gặp khó khăn khi thanh toán hay thậm chí ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Bài viết này ACB đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách xử lý khi thẻ tín dụng hết hạn. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Nếu muốn biết thêm các thông tin mới nhất bạn có thể truy cập vào website của ngân hàng ACB là https://acb.com.vn/ hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến hotline 1900 54 54 86 hoặc (028) 38 247 247.

Có thể bạn quan tâm: 

>>> Làm thẻ tín dụng online ACB duyệt nhanh mà không cần chứng minh thu nhập

>>> Điểm danh top 8+ thẻ tín dụng tốt nhất tại ACB

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.