Hiện tại, nhu cầu cho con đi du học luôn là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Thế nhưng việc chuẩn bị chi phí để con có thể hoàn thành kỳ du học của mình chắc chắn sẽ khiến không ít cha mẹ đau đầu. Vậy đâu là những chi phí phụ huynh cần dự trù để các con có quá trình du học thuận lợi? Trong bài viết này, hãy cùng ngân hàng ACB tìm hiểu về những khoản chi tiêu cũng như cách gửi tiết kiệm ngân hàng để chuẩn bị cho con đi du học nhé.
Có 7 nhóm chi phí cơ bản để con đi du học mà cha mẹ cần lưu ý: học phí, phí quản lý của trường và các chi phí mua tài liệu, chi phí đi lại, chi phí thuê phòng và mua bảo hiểm, chi phí sinh hoạt hàng ngày, chi phí du lịch (nếu cần thiết), và một số chi phí liên quan đến kỳ du học của con.
Đây là nhóm chi phí chiếm phần lớn ngân sách du học. Khi chọn trường cho con, cha mẹ cần chú ý đến ngôn ngữ mà con sẽ được giảng dạy.
Đối với các nước có chương trình học bằng ngôn ngữ tiếng Anh (Mỹ, Anh, Úc, Canada…) thì học phí sẽ cao, dao động trong khoảng từ $30.000 đến $50.000/1 năm (tương đương khoảng 700 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/1 năm). Đối với những quốc gia với ngôn ngữ và chương trình học không phải tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính yếu trong giảng dạy không phải là tiếng Anh (các nước châu Âu hoặc châu Á) thì mức học phí sẽ thấp hơn, dao động trong khoảng $10.000 - $30.000/1 năm (tương đương 200 triệu - 700 triệu đồng/1 năm). Phụ huynh cần lưu ý, đây chỉ là mức học phí mang tính chất tham khảo. Tuỳ theo tỷ giá thị trường cũng như chính sách của các trường qua từng năm mà mức học phí có thể thay đổi.
Cần đặc biệt chú ý đến các khoản học phí khi cho con đi du học
>>> Có nên vay ngân hàng để đi du học?
Hầu hết các trường đều yêu cầu đóng tiền phí quản lý và các khoản phí về giấy tờ, tài liệu học tập khi con đến du học tại trường đó. Chi phí này tuy không quá đắt đỏ nhưng cũng là một khoản quan trọng để con có thể du học thuận lợi. Nếu muốn tiết kiệm hơn, con có thể sử dụng tài liệu cũ, mua ebook hoặc tải sách điện tử.
Cha mẹ cần chuẩn bị chi phí đi lại cho con. Khoản phí này bao gồm vé máy bay 1 chiều từ Việt Nam cùng một số chi phí đi lại trong suốt quá trình du học.
Vé máy bay sẽ tùy theo điểm đến, hãng bay và loại vé. Trong trường hợp muốn tiết kiệm tối đa chi phí thì cha mẹ nên chọn vé phổ thông từ các hãng hàng không thông dụng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tìm hiểu, tham khảo chương trình khuyến mãi của hãng hàng không, tìm hiểu các kênh bán vé giá rẻ… để tiết kiệm nhiều hơn.
Khi con đã đến nơi, cha mẹ cần chắc chắn rằng con có phương tiện đưa đón phù hợp. Tại một số nước phát triển như Mỹ hay Canada thì di chuyển bằng ô tô, xe buýt sẽ rất phổ biến. Đối với các nước châu Âu như Đức thì con có thể di chuyển từ sân bay về thành phố bằng tàu hỏa hoặc xe buýt.
Ở một số quốc gia thì xe đạp là phương tiện đi lại lý tưởng cho các du học sinh
Chi phí đi lại trong suốt quá trình học cũng cần được chuẩn bị kỹ càng. Đối với một người bình thường thì chi phí đi lại hàng ngày sẽ khá đắt, trong khi đó thì khoản phí này sẽ ưu đãi hơn với du học sinh khi sử dụng thẻ sinh viên/học sinh. Thông thường, phương tiện di chuyển chính sẽ là xe buýt hoặc xe đạp. Tùy theo khả năng mà cha mẹ có thể chuẩn bị ngân sách cho con sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh học phí thì tiền thuê phòng cũng vô cùng quan trọng. Chi phí thuê phòng này có thể là phòng ở ký túc xá của trường, phòng ở nhà dân, hoặc các khu căn hộ. Tùy theo từng thời điểm mà có mức dao động nhất định. Ký túc xá của các trường thường có số lượng chỗ nhất định. Vậy nên, đến sớm thì sẽ có ký túc xá phù hợp. Một phương án khác khi hết ký túc xá là phải thuê căn hộ hoặc phòng ở vị trí cách xa trường hơn. Đôi khi chi phí thuê này sẽ cao hơn và con có thể chia sẻ tiền thuê với các bạn trọ.
Chi phí mua bảo hiểm cũng sẽ cần thiết, bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm sinh hoạt. Mức phí bảo hiểm trung bình hiện nay dao động trong khoảng $300 - $450/1 tháng.
Thuê phòng trọ nhiều người cũng là một cách để tiết kiệm chi phí du học
Tiền ăn, tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, tiền rác… và các chi phí giao nhận đều được tính vào nhóm chi phí này. Cách ăn uống phù hợp nhất khi con đi du học là tự mua đồ về chế biến và ăn uống tại nhà. Trung bình thì chi phí ăn uống của một học sinh du học sẽ vào khoảng $150 - $200/1 tháng. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm hơn thì con có thể cùng chia sẻ tiền ăn với bạn học/bạn trọ để giảm bớt chi phí.
Tự làm đồ ăn tại nhà sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí
Tiền điện thoại cũng là một khoản phí cần lưu ý. Khi đi du học, con nên sử dụng sim 3G để tránh tốn quá nhiều chi phí cước mạng. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, con có thể sử dụng wifi công cộng hoặc tại trường học để thực hiện các cuộc gọi miễn phí. Ngoài ra, thay vì gọi bằng sim thì có thể gọi điện hỏi thăm nhau qua các ứng dụng phổ biến như Messenger, Viber, Whatsapp… hoặc Zalo.
Trong thời gian du học chắc chắn sẽ phát sinh tiền điện, tiền nước. Đây đều là những khoản phí cố định, tuy nhiên vẫn sẽ có những thay đổi tùy theo thời điểm. Ngoài ra, một số chi phí như giao nhận, tiền rác… hay phí sửa chữa cũng sẽ phát sinh. Lúc này, cha mẹ cần cân đối khoản phí để chuẩn bị sao cho hợp lý nhất.
Du học gắn liền với trải nghiệm. Ngoài việc học, chắc chắn con sẽ có nhu cầu trải nghiệm, khám phá về con người, thiên nhiên, văn hoá ở một đất nước mà các con chưa từng sống trước đây. Mỗi chuyến đi sẽ cần chuẩn bị một số chi phí tương tự như cách mà con đi du lịch khi còn ở Việt Nam. Tùy theo khu vực sinh sống mà sẽ có khoản phí du lịch khác nhau, chỉ cần cân đối phù hợp thì có thể an tâm về khoản phí này.
Để đi du lịch tiết kiệm, con có thể chọn di chuyển bằng xe buýt, đi tàu vào ngày cuối tuần, và chọn ở homestay. Nếu muốn tiết kiệm hơn thì nên đi du lịch nhiều người, vừa vui vừa có thể chia sẻ chi phí với nhau.
Những khoản phí này cha mẹ cần chuẩn bị sẵn trước khi con nộp hồ sơ đi du học. Các phí này bao gồm phí thi IELTS, thi tuyển APS (nếu con du học Đức)... hay phí nộp hồ sơ vào các trường học.
IELTS là khoản phí quan trọng trước khi cho con đi du học
Một số khoản phí khác sẽ liên quan đến vấn đề visa. Cha mẹ cần chuẩn bị ngân sách để làm visa trước cho con, hoặc cần thiết phải gia hạn visa trước và trong quá trình con đi du học. Các chi phí này sẽ cần thực hiện ngay sau khi con nhận được thư mời từ trường.
Cha mẹ sẽ cần dự trù thêm một khoản chi phí sinh hoạt vào khoảng $5.000 - $7.000/1 năm khi con du học ở nước ngoài với mức chi tiêu ở mức cho phép. Khoản phí dự trù này chưa bao gồm các phí xin visa, vé máy bay… và các khoản phí nộp hồ sơ vào trường.
Tổng cộng, toàn bộ chi phí mà cha mẹ cần chuẩn bị để con đi du học một cách thuận lợi nhất sẽ vào khoảng $60.000 - $80.000/1 năm (tương đương 1,4 tỷ - 1,9 tỷ đồng/1 năm).
Có nhiều loại học bổng mà con có thể đạt được như: học bổng toàn phần, học bổng bán phần, học bổng miễn giảm học phí, học bổng dành cho học sinh/sinh viên xuất sắc… Nếu cha mẹ có nguồn tài chính hạn hẹp nhưng vẫn muốn cho con đi du học thì có thể xem xét đến ứng tuyển học bổng. Đây được xem là một cách tiết kiệm chi phí du học tối ưu nhất hiện nay.
Mỗi trường sẽ có chương trình học riêng biệt. Ngoài các trường lớn và nổi tiếng thì cha mẹ cũng có thể cân nhắc lựa chọn những trường “nhỏ nhưng chất lượng” với chương trình học đa dạng phù hợp với con. Dù không phải lúc nào cũng có học bổng nhưng bù lại trường sẽ có mức học phí phù hợp với hầu hết các du học sinh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng dẫn con cách thiết lập ngân sách chi tiêu theo ngày/tuần/tháng để con có thể chi trả những khoản phí sinh hoạt một cách hợp lý nhất. Một trong những cách theo dõi giới hạn chi tiêu phổ biến nhất là ghi chép lịch sử chi tiêu hàng ngày. Bằng cách này, con có thể chủ động trong các khoản chi và biết được rằng đâu là thời điểm cần tiết kiệm.
>>> Quản lý tài chính gia đình nên bắt đầu từ đâu?
4. Có kế hoạch tài chính lâu dài với hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng
Ngay cả khi con đã bắt đầu đi học hoặc còn đang là ý định tương lai thì cha mẹ vẫn có thể sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm “Tích lũy tương lai” từ ACB như một cách để tiết kiệm chi phí du học của con.
Điểm nổi bật của sản phẩm “Tích lũy tương lai” như sau:
Hiện tại, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm “Tích lũy tương lai” được áp dụng cho nhiều đối tượng người khác nhau. Kỳ hạn gửi đa dạng theo nhu cầu (12, 18, 24, 36, 60 tháng) với hạn mức mở sổ tối thiểu là 1.000.000 VND và mức gửi tối thiểu cho các lần tiếp theo là 500.000 VND.
Nếu có nhu cầu mở sổ tiết kiệm hoặc có những thắc mắc liên quan đến sản phẩm tiết kiệm “Tích lũy tương lai”, cha mẹ có thể liên hệ đến bộ phận CSKH của ngân hàng ACB qua Hotline hoặc website chính thức của ngân hàng để được giải đáp nhanh chóng.
>>> 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bạn nên thử
Như vậy là bài viết đã tổng hợp những chi phí quan trọng mà cha mẹ cần chuẩn bị trước khi cho con đi du học. Bên cạnh một số cách như chọn trường có chương trình học đa dạng hay các trường có cấp học bổng thì việc gửi tiết kiệm ngân hàng cũng là một cách hay để tiết kiệm chi phí du học của con. Hy vọng những chia sẻ từ ngân ACB có thể giúp con có một kỳ du học vui vẻ và thuận lợi.
>>> Cách lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình có con nhỏ
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.