Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những cách đảm bảo cuộc sống của bạn và những người thân ổn định hơn về mặt tài chính và tinh thần, đồng thời có một khoản chi phí để thực hiện các kế hoạch và dự định trong tương lai. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính gia đình hợp lý? Hãy cùng khám phá bài qua viết dưới đây nhé!
Quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống gia đình. Đây là những lý do tại sao việc quản lý chi tiêu cần được chú trọng:
Vì vậy, việc quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng là cực kỳ cần thiết để đảm bảo sự ổn định và hạnh phúc cho cuộc sống gia đình.
Vì sao bạn nên quản lý chi tiêu trong gia đình mình?
Trong cuộc sống gia đình, quản lý chi tiêu là một phần quan trọng để đảm bảo tài chính ổn định. Hãy cùng khám phá 7 mẹo quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm, đầu tư thông minh hơn.
Tình hình tài chính có thể trực tiếp ảnh hưởng đến hoà khí giữa các thành viên trong gia đình cũng như những kế hoạch, dự định trong dài hạn.. Đó là lý do tại sao bạn cần thực hiện trao đổi trực tiếp với các thành viên trong gia đình về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và cũng như các khoản dự phòng.
Đồng thời , các thành viên trong gia đình cần thảo luận cùng nhau để đặt ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho các dự định trong tương lai. Bằng cách này, bạn sẽ nhận biết rõ ràng những khoản chi tiêu cần thiết và có thể cùng nhau cắt giảm hoặc ưu tiên cho những khoản chi tiêu quan trọng nhất.
Thảo luận ngân sách cùng gia đình
>>> Cách lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình có con nhỏ
Một trong các cách quản lý chi tiêu hiệu quả là đặt ra những mục tiêu tài chính rõ ràng, đó là những gì bạn muốn đạt được trong tương lai liên quan đến thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu hoặc khoản đầu tư. Mục tiêu càng chi tiết, cụ thể thì các thành viên càng dễ dàng hình dung về kế hoạch tài chính của gia đình.
Chẳng hạn, nếu bạn đặt mục tiêu mua nhà trong vòng 4-5 năm tới, bạn cần xác định mức ngân sách cần thiết và phải tiết kiệm những khoản tiền nào hàng tháng để đạt được mục tiêu đó. Điều này giúp bạn xác định những việc cần ưu tiên thực hiện trước và tạo thói quen chi tiêu khoa học trong gia đình, với động lực rõ ràng để đạt được mục tiêu chung.
>>> Lập mục tiêu và phân chia tài chính theo 6 chiếc lọ
>>> Cách tiết kiệm tiền mua nhà bạn đã biết?
Trong cuộc sống, điều không thể tránh được là sự xuất hiện của những tình huống bất ngờ, và những chi phí phát sinh hàng tháng là yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất cân bằng tài chính nếu không được phân bổ một cách hợp lý. Ví dụ luôn có những khoản chi ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, chi phí sửa xe, hoặc mua sắm các vật dụng hỏng hóc.
Vì vậy, kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình nên bao gồm cả chi phí cố định và khoản chi phí dự phòng (thường chiếm 15-20% tổng chi tiêu) nhằm giúp bạn chủ động và linh hoạt trong việc xử lý những tình huống bất ngờ.
>>> Bố mẹ nên làm gì để con trẻ có thể chinh phục ước mơ của mình?
Theo như khuyến nghị từ các chuyên gia tài chính, bạn chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm. Việc giới hạn số tiền chi tiêu khiến chúng ta trở nên cẩn trọng hơn trước khi mua bất cứ sản phẩm nào và hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý. Thay vì chi tiêu dựa trên cảm xúc hay chạy theo xu hướng, chúng ta cần ưu tiên lựa chọn những món đồ có tính ứng dụng cao và thực sự cần thiết cho cuộc sống.
Hiện nay, với sự xuất hiện của các phần mềm quản lý chi tiêu thông minh tích hợp các tính năng báo cáo thu chi hàng tháng rõ ràng và chi tiết. Đồng thời, những ứng dụng này còn giúp người dùng phân chia tài chính theo mục đích chi tiêu, tối ưu hóa nguồn thu nhập một cách hiệu quả. Ngoài ra, tính năng nhắc nhở về hạn mức chi tiêu cũng giúp bạn tỉnh táo hơn khi mua sắm, tránh việc chi tiêu không cần thiết.
Đơn cử có thể kể đến ứng dụng ACB ONE do Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) phát triển với giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, thuận tiện quản lý các khoản thu chi. Một sự lựa chọn lý tưởng khi nghĩ đến các phần mềm quản lý chi tiêu online.
>>> 7 yếu tố nền tảng, góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình
Ứng dụng ACB ONE giúp theo dõi và quản lý chi tiêu hiệu quả
Việc sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu trở nên phổ biến do tính tiện lợi và những lợi ích đi kèm. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này cũng mang theo nguy cơ chi tiêu quá mức khi không chú ý đến khoản nợ tích lũy. Để tránh tình trạng này, điều quan trọng là bạn cần theo dõi chặt chẽ báo cáo tín dụng hàng tháng để không vượt quá khả năng chi trả và tránh các vấn đề tài chính không mong muốn.
Vào cuối mỗi tháng, việc quan trọng là hãy đánh giá lại tình hình tài chính của gia đình. Nếu số tiền chi tiêu trong tháng bằng hoặc lớn hơn tổng thu nhập gia đình, thì bạn nên điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu cho tháng tiếp theo.
Để đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu hàng tháng, áp dụng quy tắc 50/30/20 là một lựa chọn được đánh giá cao bởi các chuyên gia. Theo quy tắc này, thu nhập của bạn sẽ được phân bổ theo tỷ lệ 50%, 30% và 20% cho các khoản chi phí cố định (như tiền ăn uống, đi lại, nhà ở và các hóa đơn tiện ích), sở thích cá nhân và tiết kiệm, đầu tư. Điều này giúp duy trì sự cân bằng trong tài chính gia đình, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.
Đánh giá tài chính mỗi tháng
Khi xây dựng một kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình, bạn cần nhớ những lưu ý quan trọng sau đây:
Quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng là một yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Bằng cách áp dụng các phương pháp và nguyên tắc quản lý chi tiêu hợp lý, chúng ta có thể xây dựng một kế hoạch tài chính mạch lạc, cân nhắc và ưu tiên các khoản chi tiêu.
Tạo dựng thói quen tiết kiệm và đầu tư, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các nhu cầu và khả năng chi trả. Việc quản lý chi tiêu thông minh trong gia đình không chỉ mang lại sự an tâm về mặt tài chính mà còn tạo nền tảng cho một cuộc sống ổn định và phát triển bền vững.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.