Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ vay vốn không chỉ có ở các Doanh nghiệp lớn, mà Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang tìm kiếm. Nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, vay vốn là việc rất phổ biến. Như vậy, bí quyết để vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp SME là gì? Cùng ACB tìm hiểu ngay tại đây.
Để vay vốn thành công, Doanh nghiệp SME cần hiểu rõ quy trình cũng như các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Như vậy sẽ tăng tỷ lệ thành công vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp mình hơn. Những gì cần chuẩn bị như sau:
Xác định mục đích vay vốn chiếm tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là đối với Doanh nghiệp SME. Mục đích này là một trong những tiêu chí giúp bên cho vay đánh giá rủi ro trong kế hoạch Doanh nghiệp đó. Đồng thời đánh giá khả năng chi trả khoản vay của Doanh nghiệp.
Tùy vào nhu cầu vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp, cần liệt kê rõ ràng và chi tiết nhất về mục đích vay. Kèm theo là bản kế hoạch và chiến lược kinh doanh chi tiết, kế hoạch phát triển Doanh nghiệp cùng với một số giấy tờ cần thiết và liên quan. Qua đó chứng minh được mục đích vay là chính xác.
Cần xác định rõ mục đích vay vốn cho Doanh nghiệp, lên kế hoạch chi tiết giúp tăng cao tỷ lệ vay thành công
Doanh nghiệp SME có lịch sử tín dụng tốt sẽ tăng được độ tín nhiệm đối với ngân hàng cho vay. Ngân hàng kiểm tra độ chân thực trong bản báo cáo tình hình khoản vay trong 12 tháng gần nhất của Doanh nghiệp. Nếu từng có lịch sử nợ xấu, việc vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn.
Ngân hàng kiểm tra lịch sử tín dụng của Doanh nghiệp thông qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Vì vậy, báo cáo tài chính cần phải làm chính xác. Bản báo cáo thông tin tín dụng gồm có:
- Các khoản tín dụng của Doanh nghiệp: Tất cả các khoản vay trước đó của Doanh nghiệp cần được thống kê và báo cáo rõ ràng, chi tiết.
- Tình hình hoàn trả khoản vay: Báo cáo chính xác tình hình Doanh nghiệp chi trả khoản vay trong 12 tháng gần nhất. Điều này giúp ngân hàng cho vay đánh giá chính xác hơn về năng lực hoàn trả khoản vay của Doanh nghiệp.
- Thông tin để kiểm tra CIC: Giúp ngân hàng cho vay kiểm tra được thời gian và các thông tin tài chính được tải lên CIC của Doanh nghiệp.
Nhằm tăng khả năng thành công trong việc vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp, cần chứng minh được khả năng trả nợ. Bên ngân hàng có thể yêu cầu thêm thông tin về dòng tiền hỗ trợ khoản vay vốn cho Doanh nghiệp. Đồng thời cần Doanh nghiệp ký cam kết hoàn trả hết khoản vay đúng hạn.
Hơn thế nữa, báo cáo tài chính cũng là tiêu chí để ngân hàng đánh giá được khả năng hoàn nợ của Doanh nghiệp. Đặc biệt, các Doanh nghiệp SME càng cần làm báo cáo cẩn thận, chỉ tiết và rõ ràng. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp tranh thủ được nhiều cơ hội thành công hơn.
Để tăng độ tin cậy, cũng như tăng tỷ lệ vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp thành công, cần chuẩn bị tài sản thế chấp. Giá trị của tài sản thế chấp phải tương đương với khoản vay mà Doanh nghiệp yêu cầu. Điều này thể hiện Doanh nghiệp có khả năng hoàn trả toàn bộ khoản vay dù có sự cố xảy ra.
Tài sản thế chấp có thể là bất động sản, thiết bị hay sản phẩm mà Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh, hoặc tài sản cố định. Tùy thuộc vào loại hình cho vay mà tài sản thế chấp cũng có những yêu cầu khác nhau.
Ngoài vay thế chấp, ngân hàng còn hỗ trợ Doanh nghiệp SME vay tín chấp.
Tài sản thế chấp giúp tăng độ đảm bảo hoàn trả khoản vay đúng hạn, nâng tỷ lệ vay thành công cao hơn
Để lựa chọn đơn vị tài chính hỗ trợ vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp SME phù hợp nhất, quý Doanh nghiệp cần cân nhắc đến các tiêu chí sau:
Nhằm đảm bảo tránh xa các đơn vị cho vay lừa đảo, vay nặng lãi,... Doanh nghiệp cần xác định rõ mức độ uy tín của đơn vị tài chính. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định có vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp hay không.
Để đánh giá được mức độ uy tín của đơn vị cho vay, Doanh nghiệp cần tìm hiểu về các thông tin cơ bản như sau:
Cần đầy đủ thông tin để xác nhận đơn vị đó thực sự có đang tồn tại. Đồng thời, đơn vị đó phải có đầy đủ địa chỉ, phương thức liên lạc và giấy phép kinh doanh hợp pháp, hợp lệ.
Thủ tục pháp lý và hợp đồng cho vay phải hợp pháp và hợp lệ. Nhà cung cấp cho vay phải đảm bảo tuân thủ theo đúng pháp luật. Các sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị tài chính cung cấp phải hợp pháp và không ảnh hưởng xấu đến Doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay phải trả cho ngân hàng. Vì vậy trước khi vay cần hiểu rõ và tính toán cẩn thận lãi suất ngân hàng. Bên cạnh lãi suất còn cần tìm hiểu về các điều kiện cho vay. Cụ thể như sau:
- Thời hạn cho vay: Cần làm rõ thời hạn để tránh lãi suất gia tăng dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả khoản vay. Khi thời hạn trả khoản vay kéo dài sẽ dẫn đến bị lịch sử nợ xấu. Điều này gây khó khăn trong lần vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp tiếp theo.
- Mức độ bảo mật: Cần tìm hiểu kỹ lưỡng, sàng lọc và chọn đơn vị có tính chuyên nghiệp cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ. Điều này giúp Doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro bị rò rỉ thông tin cá nhân ra ngoài.
- Hình thức tính lãi: Lãi suất mà đơn vị tài chính tính dựa theo số tiền nợ còn lại hay tính lãi theo số tiền nợ ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền mà Doanh nghiệp cần chi trả cho ngân hàng cho vay.
Tìm hiểu kỹ càng về lãi suất cho vay trước khi quyết định vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp tại đơn vị tài chính đó
Kỳ hạn thanh toán linh hoạt hay không sẽ ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, Doanh nghiệp nên tìm hiểu trước về kỳ hạn thanh toán, cũng như phí trả khoản vay trước thời hạn.
Để phục vụ được những nhu cầu khác nhau của các Doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có nhiều kỳ hạn khác nhau. Tùy vào nhu cầu, Doanh nghiệp lựa chọn kỳ hạn phù hợp nhất. Ngoài ra, nên tìm hiểu rõ ràng những chi phí liên quan như: lãi suất, phí trả nợ sớm,...
Nhằm hỗ trợ kinh doanh lưu động vốn cho Doanh nghiệp SME, ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi khác nhau tùy từng đối tượng. Chính vì vậy, nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn chương trình phù hợp có nhiều ưu đãi nhất khi vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp của mình.
Hiện nay, ngân hàng ACB có cung cấp dịch vụ cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh. Với phương thức trả nợ linh hoạt, Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại.
Bên cạnh đó, thời hạn vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp của ACB có thời hạn linh hoạt. Giúp giảm bớt áp lực về tài chính cho các Doanh nghiệp SME. Khi lựa chọn dịch vụ này của ACB, Doanh nghiệp SME có thể vay tối đa 5 tỷ VND có thời hạn vay từ trên 12 đến 60 tháng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức trả nợ gốc, gồm 2 loại: trả nợ gốc đều và trả nợ gốc tăng dần.
Dịch vụ này của ACB có thời hạn ân hạn gốc tối đa là 6 tháng. Ngân hàng ACB là ngân hàng lớn có uy tín hàng đầu Việt Nam, nên Doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn vay tại đây.
Ngân hàng ACB có thủ tục vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp
Như vậy, ACB vừa chia sẻ xong về bí quyết vay bổ sung vốn cho Doanh nghiệp SME thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho Doanh nghiệp SME bổ sung vốn thành công. Đồng thời lựa chọn được cho Doanh nghiệp của mình đơn vị cho vay tài chính uy tín, chất lượng như ngân hàng ACB.
>>> Chiến lược quản lý lãi suất vay vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.