Gợi ý tìm kiếm

Chi tiêu với lương 7 triệu nhờ biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Nhiều bạn sinh viên đi thực tập hay vừa mới ra trường mức lương trung bình thường sẽ không cao và hầu hết các bạn phải gói gọn những khoản chi từ tiền thuê nhà, xăng xe, ăn uống, ra ngoài cùng bạn bè trong một ngân sách ít ỏi. Không ít các bạn trẻ gen Z chia sẻ rằng việc vừa làm quen cuộc sống tự lập, vừa tự quản lý tài chính khiến họ gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu, mà chính cách tiết kiệm tiền hiệu quả, tích lũy và đầu tư thông minh mới là điều quyết định cho nền tảng tài chính vững chắc của bạn sau này. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để học cách chi tiêu với lương 7 triệu.

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả với lương 7 triệu

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả với lương 7 triệu

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Thay vì loay hoay tính toán từng khoản chi nhỏ, bạn nên vạch ra kế hoạch tài chính thông minh để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn với mức lương 7 triệu. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp bạn kiểm soát thu nhập, chi tiêu hiệu quả, loại bỏ những khoản lãng phí không cần thiết. Ghi chép thu chi mỗi ngày cũng sẽ là "gương soi" phản ánh thói quen chi tiêu của bạn, từ đó điều chỉnh kịp thời.

Càng cụ thể hóa kế hoạch chi tiêu hàng tháng, bạn càng dễ dàng theo dõi và thực hiện. Dưới đây là ví dụ phân bổ chi tiêu hợp lý cho người có thu nhập 7 triệu:

- Chi phí thiết yếu:  2 triệu đồng cho nhà ở, điện nước internet (bạn có thể chọn giải pháp ở ghép để giảm bớt gánh nặng tiền phòng trọ)

- Sinh hoạt phí: 4-4.5 triệu đồng, bao gồm:

+ Ăn uống: 2.5 triệu đồng.

+ Đi lại: 500 nghìn đồng.

- Giải trí, mua sắm, giao tiếp: 1 triệu đồng.

Với cách chi tiêu thông minh này, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm 500 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi tháng. Việc phân chia rõ ràng các khoản chi giúp bạn quản lý tài chính chủ động, thoải mái chi tiêu mà vẫn đảm bảo dư dả cho những trường hợp bất ngờ.

>>> Tìm hiểu cách người Nhật áp dụng phương pháp tiết kiệm tiền tối giản Kakeibo khi chi tiêu

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

>>> Tham khảo một số lập kế hoạch chi tiêu tiền cá nhân hiệu quả 

“Tích tiểu thành đại”

Mỗi khi nói đến tiết kiệm chúng ta thường nghĩ đến những khoản tiền lớn mà thường bỏ qua những chi tiêu nhỏ nhặt. Thế nhưng bạn có biết “Tích tiểu thành đại" mới chính là đỉnh cao của cách tiết kiệm tiền hiệu quả? Bằng những nỗ lực tiết kiệm nho nhỏ mỗi ngày bạn sẽ thu về một khoản tiền kha khá đủ để trang trải cho những trường hợp khẩn cấp. Dưới đây là một vài phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền tích tiểu thành đại để tăng “sức khỏe” cho tài chính của mình:

- Hạn chế ăn ngoài: Việc tự nấu ăn ở nhà sẽ chỉ mất khoảng 50,000 - 70,000 đồng tiền đi chợ cho mỗi ngày. Tổng cộng cả tháng, con số này sẽ chỉ tầm: 1,500,000 - 2,100,000 đồng. Trong khi đó việc ăn ngoài đôi khi sẽ khiến bạn mất khoảng 100,000 - 120,000 đồng cho mỗi ngày. Như vậy việc tự nấu ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 1,500,000 đồng mỗi tháng.

- Hạn chế xem phim rạp: Hạn chế xem phim rạp: Thay vì xem phim rạp tốn 150.000 - 500.000 đồng/phim, hãy xem phim trên Netflix (chi phí 50.000 đồng/tháng) để tiết kiệm và xem được nhiều phim hơn.

- Tận dụng kho tài liệu miễn phí: Thay vì mua sách giấy hoặc ebooks đắt đỏ, hãy sử dụng các kho tài liệu miễn phí như Library Genesis hay Sci-Hub để tiết kiệm chi phí học tập và nghiên cứu.

- Hạn chế nhậu nhẹt: Thay vì tiêu 200.000 - 400.000 đồng/tuần cho nhậu nhẹt, hãy tiết kiệm khoản này để có thêm 800.000 - 1.600.000 đồng/tháng.

- Trân trọng từng đồng lẻ: Tránh lãng phí tiền lẻ vào những thứ không cần thiết. Hãy tiết kiệm từng đồng lẻ và bạn có thể ngạc nhiên khi thấy số tiền này lên đến hơn 100.000 đồng/tháng.

- Ăn mặc tối giản: Xây dựng phong cách ăn mặc ổn định thay vì chạy theo xu hướng để tiết kiệm 200.000 - 500.000 đồng/tháng cho việc mua sắm quần áo, giày dép.

- Để ống heo mỗi ngày: Mỗi ngày thay vì cùng đồng nghiệp uống trà sữa bạn có thể cho heo “ăn" khoảng 20,000 - 25,000 đồng. Chỉ một khoản tiền nhỏ mỗi ngày nhưng bạn sẽ nhận được một số tiền kha khá vào cuối năm đấy.

>>> Xem ngay để tiết kiệm cả “núi” tiền khi đi mua sắm online

“Tích tiểu thành đại”

“Tích tiểu thành đại”

“Nói KHÔNG với chi tiêu không cần thiết”

Bên cạnh việc đầu tư sinh lời, việc “Nói Không với những chi tiêu không cần thiết" cũng chính là chìa khóa giúp bạn gia tăng tiết kiệm và tiến đến mục tiêu tài chính. Ghi chép và theo dõi chi tiêu thường xuyên sẽ giúp bạn nhận diện những khoản lãng phí tiềm ẩn. Hãy bắt đầu từ những thay đổi đơn giản như: 

- Di chuyển bằng xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng như bus thay vì đi xe công nghệ

- Hạn chế mua sắm những món đồ chưa thực sự cần đến. Bạn có thể áp dụng quy tắc 24h. Theo đó, mỗi khi thấy món đồ yêu thích bạn không nên mua vội mà hãy để 24h để suy nghĩ và nghĩ về mức độ cần thiết của món đồ đó. Nếu sau 24h bạn vẫn muốn mua nó thì lúc này có thể đưa ra quyết định.

- Từ chối thiệp mời cưới từ những người không thân thiết: Bạn nên xem xét lại mức độ thân thiết cũng như sự kết nối trong tương lai với cô dâu, chú rể để quyết định có nên đi đám cưới hay không. 

- Mua sắm theo xu hướng: Thay vì chạy theo mốt nhất thời, hãy đầu tư vào những món đồ basic, chất lượng cao và phù hợp với phong cách cá nhân.

- Mua sắm khi buồn chán: Tránh "giải tỏa căng thẳng" bằng cách mua sắm. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động giải trí lành mạnh và tiết kiệm hơn.

- Mua sắm bừa bãi: Lập danh sách mua sắm cụ thể trước khi đi mua sắm và chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết.

- Mua thức ăn vặt: Hạn chế mua thức ăn vặt, đồ uống có ga, đồ ngọt... vì những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe và tốn kém chi phí.

- Đi ăn uống sang trọng: Hạn chế đi ăn nhà hàng, quán xá đắt đỏ. Thay vào đó, hãy dành những dịp đặc biệt cho những bữa ăn sang trọng.

- Tham gia các hoạt động giải trí độc hại: Tránh xa những hoạt động giải trí như cờ bạc, cá độ, chất kích thích,... vì chúng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây ra những tác hại đến tài chính của bạn.

- Huỷ các dịch vụ không sử dụng: Hủy bỏ các dịch vụ bạn không sử dụng thường xuyên như truyền hình cáp, phòng gym…

- Ưu tiên mua đồ tốt: Câu “Tiền nào của nấy" hầu như đúng trong mọi hoàn cảnh. Do đó, thà bạn bỏ ra một số tiền lớn để mua món đồ có thể sử dụng trong mấy năm còn hơn bạn bỏ ra nhiều khoản tiền nhỏ cho một món đồ kém chất lượng. Việc hư và mua mới nhiều lần không chỉ khiến bạn mất thêm nhiều tiền mà còn giảm trải nghiệm sống của bạn.

>>> Nhớ ngay những cách tiết kiệm tiền cá nhân hiệu quả, đơn giản

Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày tuy nhỏ nhưng sẽ dần "gây bất ngờ" cho bạn khi gom góp lại. Hãy biến khoản dư này thành nguồn vốn đầu tư cho tương lai vững vàng thông qua các ứng dụng tích lũy tài chính uy tín.

“Nói KHÔNG với chi tiêu không cần thiết”

“Nói KHÔNG với chi tiêu không cần thiết”

>>> Các cách chi tiêu để có dư với mức lương 5 triệu

Lời kết

Tích lũy không hề khó nếu bạn biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ về cách chi tiêu với lương 7 triệu trên sẽ giúp bạn trẻ xây dựng nền tảng tài chính vững chắc. Hãy áp dụng ngay 3 bí quyết "gối đầu giường" này để biến ước mơ tài chính thành hiện thực.

>>> Kinh doanh gì khi ít vốn? Thử ngay các ý tưởng kinh doanh vốn ít lời nhiều

>>> Có 100 triệu nên mua vàng hay chơi chứng khoán?

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.