Gợi ý tìm kiếm

Bật mí cách quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả với quy tắc 10 - 20 - 70

Có thể thấy rằng, tiết kiệm tiền và kiểm soát chi tiêu là một việc khá khó khăn, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều thứ hấp dẫn và phương pháp thanh toán online lại vô cùng đơn giản, nhanh chóng. Nhưng đừng lo, nếu muốn sẽ tìm cách. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí đến bạn cách quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả với quy tắc 10 - 20 - 70. Cùng ngân hàng ACB tìm hiểu ngay để lên kế hoạch quản lý ngân sách chi tiêu thông minh nhé!

Quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả với quy tắc 10 - 20 - 70

Quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả với quy tắc 10 - 20 - 70

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không biết cách quản lý chi tiêu cá nhân?

Việc thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân sẽ khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối không đáng có. Dưới đây là một vài điều tiêu cực sẽ xảy ra khi không biết kiểm soát chi tiêu hợp lý:

Không có sẵn tài chính cho những tình huống khẩn cấp

Bạn có bao giờ tưởng tượng một ngày đẹp trời, chiếc xe yêu quý bỗng dưng "dở chứng", máy giặt nhà bạn "đình công" hay bạn ốm nặng phải nhập viện? Chắc hẳn đây sẽ là những tình huống khiến bạn "đứng hình" vì lo lắng về chi phí sửa chữa hay viện phí. Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn một khoản tiền tiết kiệm, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng và bớt đi phần nào lo âu.

Thực tế, dù bạn có tiết kiệm hay không, những khoản chi tiêu bất ngờ vẫn luôn "rình rập" trong cuộc sống. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ: số tiền tiết kiệm càng nhiều, ảnh hưởng tiêu cực của những khoản chi tiêu bất ngờ này càng ít đi.

Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn không có sẵn quỹ khẩn cấp, việc thay thế một chiếc xe máy có thể khiến bạn lao đao về tài chính. Ngược lại, nếu bạn đã dự phòng sẵn 40 triệu đồng, việc mua xe mới sẽ trở nên đơn giản và không ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của bạn.

Chìm trong nợ nần thay vì lên kế hoạch cho tương lai

Sống trong cảnh nợ nần triền miên thay vì lên kế hoạch cho tương lai là một thực trạng đáng buồn đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ trong thời đại mua sắm bùng nổ như hiện nay.

Sự cám dỗ từ việc mua sắm dễ dàng, các cửa hàng sẵn sàng cho bạn mua trả góp, hay sự thuận tiện của thẻ tín dụng khiến nhiều người sa vào vòng xoáy chi tiêu trước trả tiền sau. Tuy nhiên, hậu quả của việc thiếu kiểm soát chi tiêu và chìm đắm trong nợ nần sẽ khiến bạn phải loay hoay trả nợ và lãi suất thay vì dành tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai.

Nhiều người trẻ từng có thu nhập tốt nhưng do chi tiêu quá mức, đến tuổi già vẫn phải đi thuê nhà, hoặc bán nhà, bán xe để trang trải cuộc sống. Điều này khiến bạn đánh mất cơ hội sở hữu tài sản, tự do tài chính và an tâm tận hưởng cuộc sống.

Thường xuyên cảm thấy căng thẳng 

Thiếu hụt tài chính và gánh nặng nợ nần là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress, lo âu và mất ngủ. Bạn luôn trong tâm trạng bất an, bế tắc vì lo lắng về việc trả nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi phải đối mặt với những khoản chi tiêu bất ngờ, bạn sẽ càng thêm căng thẳng vì không có khả năng chi trả. Ngoài ra, khi không có sẵn tiền, bạn sẽ mất các lựa chọn, điều này cũng sẽ khiến bạn gặp căng thẳng khi không được chọn thứ mình thích. 

Ít các chuyến du lịch hoặc không được tận hưởng các kỳ nghỉ

Kỳ nghỉ là khoảng thời gian cần thiết để nạp lại năng lượng và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không có tiền tiết kiệm, bạn sẽ khó có thể thực hiện việc này. Việc vay mượn để đi du lịch chỉ khiến bạn thêm áp lực tài chính và khiến niềm vui trong kỳ nghỉ trở nên dang dở. Và thế là đã áp lực tài chính bạn lại không thể có những chuyến đi “chữa lành", tái tạo năng lượng. Cuộc sống của bạn sẽ chỉ diễn ra trong cái vòng tuần hoàn vô tận của Kiếm tiền - Nhận lương - Trả nợ.

>>> Bí quyết du lịch chữa lành mà chẳng tốn nhiều chi phí

Thiếu tự do

Có một sự thật rằng bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền thì bạn càng tự do. Quản lý tài chính hiệu quả là nền tảng cho một cuộc sống tự do và hạnh phúc. Khi bạn không biết cách quản lý tiền bạc, bạn sẽ gặp phải nhiều rào cản khiến bạn thiếu tự do trong nhiều khía cạnh: Mất kiểm soát chi tiêu - hạn chế cơ hội đầu tư sinh lời - Mất tự do lựa chọn - Tương lai bấp bênh. 

Người ta vẫn thường hay nói tự do trong khuôn khổ khi nói đến tài chính cá nhân. Đúng vậy, nếu bạn kiên trì đặt ra ranh giới cho chi tiêu cho mình để có thể tiết kiệm một phần thu nhập, thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều tự do hơn: Tự do trong lựa chọn - Tự do theo đuổi ước mơ - Tự do tận hưởng cuộc sống - Tự do cho tương lai.

Mất khả năng giúp đỡ người khác

Tiền không chỉ đơn giản là phương tiện đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày, mà còn là công cụ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ và hỗ trợ những người xung quanh.

Tiết kiệm là chìa khóa mở ra cánh cửa tự do tài chính, giúp bạn:

- Chăm lo, tiết kiệm tiền cho con cái: Đảm bảo chi phí cho con theo học đại học, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai.

- Xây dựng tài sản cho gia đình: Sở hữu nhà cửa, xe cộ, tạo dựng nền tảng vững chắc cho cuộc sống sung túc.

- Giúp đỡ người khác khi cần thiết: Chia sẻ gánh nặng tài chính với những người gặp khó khăn, lan tỏa lòng nhân ái trong cộng đồng.

>>> Vay tiền ngân hàng để mua nhà, có nên hay không?

Ngược lại, thiếu đi kế hoạch tiết kiệm hiệu quả, bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ:

- Mất khả năng tự chủ: Dễ rơi vào cảnh nợ nần, phụ thuộc vào người khác để trang trải cho cuộc sống.

- Gánh nặng cho gia đình: Khi gặp rủi ro bất ngờ trong độ tuổi lao động (bệnh tật, tai nạn,...), bạn sẽ trở thành gánh nặng tài chính và tinh thần cho những người thân yêu.

- Bất lực trước ước mơ: Khó khăn trong việc thực hiện các dự định tương lai do thiếu hụt nguồn lực tài chính.

Hơn nữa, việc thiếu tiền còn khiến bạn khó có thể giúp đỡ người khác. Khi bản thân bạn đang gặp khó khăn về tài chính, bạn sẽ phải ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu. Do đó, bạn sẽ không có khả năng dư dả để giúp đỡ người khác, dù bạn có mong muốn đến đâu.

Cần học cách quản lý chi tiêu Cá nhân để không rơi vào những hậu quả tiêu cực

Cần học cách quản lý chi tiêu Cá nhân để không rơi vào những hậu quả tiêu cực

Bật mí cách quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả với quy tắc 10 - 20 - 70

Dani Pascarella - chuyên gia CFP® và cũng là người sáng lập ra OneEleven Financial Wellness cho biết rằng: "Việc quản lý ngân sách không nhất thiết phải là một điều gì đó quá phức tạp mà có nhiều cách đơn giản khiến việc này trở nên dễ dàng hơn. Một quy tắc phân bổ có tên gọi 70-20-10 sẽ giúp bạn làm được điều đó". Vậy quy tắc 70 - 20 -10 là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Quy tắc 10 - 20 - 70 là gì?

Tương tự như các phương pháp quản lý tài chính khác, quy tắc 70-20-10 mang đến một giải pháp đơn giản để phân bổ thu nhập sau thuế hiệu quả. Theo quy tắc này, thu nhập sau thuế của bạn sẽ được chia thành ba phần chính: Chi tiêu hàng tháng (70%) - Tiết kiệm - đầu tư (20%) - Trả nợ (10%). Ưu điểm của quy tắc 70-20-10 này là:

- Đơn giản và dễ thực hiện: Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng quy tắc này mà không cần kiến thức tài chính chuyên sâu.

- Giúp bạn kiểm soát chi tiêu: Quy tắc này khuyến khích bạn chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí và tập trung vào những khoản quan trọng.

- Tạo nền tảng cho tương lai: Việc tiết kiệm và đầu tư giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và đảm bảo an ninh tài chính trong tương lai.

- Giảm gánh nặng nợ nần: Dành một khoản nhất định để trả nợ giúp bạn thoát khỏi gánh nặng tài chính và cải thiện tình hình tài chính.

Với quy tắc 70-20-10, việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp bạn an tâm tận hưởng cuộc sống và hướng đến tương lai vững vàng.

Quy tắc 10 - 20 - 70 là gì?

Quy tắc 10 - 20 - 70 là gì?

Cách chuẩn bị ngân sách theo quy tắc 10 - 20 - 70

Để chuẩn bị ngân sách theo quy tắc 70 - 20 -10, bạn cần chia thu nhập của mình theo 3 loại cụ thể như sau:

- Sử dụng 70% thu nhập cho những mong muốn và nhu cầu: Thay vì tách biệt chi phí sinh hoạt và chi tiêu tùy ý như các phương pháp thông thường, quy tắc 70-20-10 gộp cả hai vào một nhóm. Lý do là bởi ranh giới giữa nhu cầu và mong muốn đôi khi rất mờ nhạt. Thay vào đó, hãy tập trung vào tỷ lệ chi tiêu cố định (như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, phí bảo hiểm) và phần trăm còn lại dành cho nhu cầu và mong muốn khác (giải trí, giao thông vận tải, thực phẩm, quần áo, cắt tóc, quà tặng,...).

- Dành 20% để tiết kiệm và đầu tư: Quy tắc 70-20-10 khuyến khích bạn trích 20% thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư. Sử dụng số tiền này để xây dựng quỹ khẩn cấp hoặc tận dụng lợi thế của lãi kép thông qua các kênh đầu tư sinh lời cao. Việc này không chỉ đảm bảo bạn có sẵn nguồn dự phòng khi cần thiết mà còn giúp gia tăng thu nhập trong tương lai.

- Dành 10% thu nhập còn lại để trả nợ hoặc quyên góp: 10% cuối cùng trong ngân sách của bạn được sử dụng để thanh toán khoản nợ hoặc cho mục đích từ thiện. Danh mục này dành cho các khoản nợ không cần thiết phải thanh toán ngay lập tức nhằm giảm phí tài chính. Việc thanh toán khoản vay mua ô tô hay thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng thường được bao gồm trong chi phí sinh hoạt hàng tháng.

>>> Hướng dẫn cách thanh toán khoản vay nhanh mà không bị quá hạn

Cách chuẩn bị ngân sách theo quy tắc 70 - 20 -10

Cách chuẩn bị ngân sách theo quy tắc 70 - 20 -10

Tự động hóa và giám sát quá trình thực hiện quy tắc 10 - 20 - 70
Sau khi đã phân bổ thu nhập vào từng nhóm theo quy tắc 70-20-10, hãy đơn giản hóa việc quản lý tài chính bằng cách tự động hóa quy trình:

Thiết lập giao dịch tự động:

- Tự động trích lập 20% thu nhập vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư.

- Lập lịch chuyển 10% thu nhập để thanh toán khoản nợ hoặc cho mục đích từ thiện.

- Bằng cách này, 70% số tiền còn lại sẽ tự động được chuyển vào tài khoản thanh toán để sử dụng cho chi tiêu hàng tháng và hóa đơn.

Để duy trì thói quen chi tiêu hợp lý, bạn cần hình thành thói quen kiểm tra số dư tài khoản thường xuyên (hàng ngày hoặc hàng tuần). Và dựa trên số dư, bạn có thể điều chỉnh khoản chi tiêu sao cho phù hợp. Bởi theo Carbonaro: "Điểm mấu chốt của quy tắc này là bạn biết rõ ràng khoản tiền của mình sẽ được sử dụng cho mục đích gì, đây chính là bước đầu tiên hướng đến tự do tài chính. Việc tiết kiệm và đầu tư 20% thu nhập sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự giàu có và tận hưởng chế độ hưu trí mơ ước."

>>> Các mẹo nhỏ để quản lý chi tiêu cho gia đình hiệu quả, dễ thực hiện

Những quy tắc có thể được thay thế quy tắc 10 - 20 - 70   

Quy tắc 70/20/10 là một gợi ý hữu ích, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ phần trăm để phù hợp hơn với hoàn cảnh và mục tiêu tài chính của bản thân. Dưới đây là một số lựa chọn thay thế phổ biến:

Quy tắc 50/30/20:

- 50%: Dành cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, và các tiện ích.

- 30%: Dành cho chi tiêu tùy ý như giải trí, du lịch.

- 20%: Dành cho tiết kiệm và trả nợ.

>>> Hiểu rõ nguồn gốc của quy tắc tiết kiệm 50/30/20 trong quản lý tài chính để quản lý chi tiêu tốt hơn

Quy tắc 80/20:

- 80%: Dành cho tất cả các khoản chi tiêu, bao gồm cả nhu cầu thiết yếu và chi tiêu tùy ý.

- 20%: Dành cho tiết kiệm.

Quy tắc 60/40:

- 60%: Dành cho các chi phí cố định như tiền thuê nhà hoặc thế chấp.

- 40%: Dành cho các chi phí không cố định như thực phẩm, giải trí, du lịch.

Quy tắc 30/30/40:

- 30%: Dành cho chi phí nhà ở.

- 30%: Dành cho các chi phí sinh hoạt khác như thực phẩm và phương tiện đi lại.

- 40%: Dành cho chi tiêu tùy ý và tiết kiệm.

>>> Học hỏi người Nhật phương pháp tiết kiệm tiền Kakeibo tối giản

Lời kết

Dù bạn chọn quy tắc nào thì cũng đảm bảo rằng bạn có thể trang trải cho tất cả các khoản chi phí và vẫn còn dư tiền để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính dài hạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần theo dõi chi tiêu thường xuyên và điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nếu cần thiết để đảm bảo phù hợp với tình hình tài chính của bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn có cách quản lý chi tiêu Cá nhân hiệu quả. Hãy theo dõi website ngân hàng Á Châu - ACB để có thêm nhiều kiến thức cần thiết nhé!

>>> Top 3 sản phẩm gửi tiết kiệm online của ACB với lãi suất hấp dẫn

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.