Ung thư là 1 trong những bệnh lý nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhiều người phát hiện mình bị ung thư khi đã bước vào giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan khắp cơ thể và bộc phát thành triệu chứng rõ ràng.
Tuy nhiên, hầu hết các loại ung thư nếu phát hiện sớm và kịp thời sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh. Tầm soát ung thư là 1 trong những biện pháp giúp bạn sớm phát hiện và không bỏ qua giai đoạn vàng để ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Cùng ACB tìm hiểu kỹ hơn về tầm soát ung thư trong bài viết dưới đây!
Như trên đã nói, hầu hết mọi người phát hiện ra ung thư khi đã bước vào giai đoạn nguy hiểm. Bởi giai đoạn đầu, các triệu chứng, dấu hiệu không rõ ràng. Hoặc đôi khi khiến mọi người lầm tưởng đó là bệnh thông thường.
Tại sao cần tầm soát ung thư sớm?
Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và điều trị ung thư kịp thời. Thời gian tầm soát được các chuyên gia khuyến cáo là mỗi năm một lần.
>>> Top 10 vấn đề sức khỏe sau tuổi 40 cần chú ý
Nhiều người cho rằng chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện ra ung thư hay không. Tuy nhiên, việc tầm soát ung thư không chỉ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu thường tập trung vào các chỉ số huyết học cơ bản như tế bào máu, chức năng gan, thận và các chỉ số khác.
Mặc dù một số dạng ung thư có thể gây ra biến đổi trong xét nghiệm máu, nhưng không phải tất cả các loại ung thư đều phản ánh rõ ràng trong kết quả xét nghiệm máu. Một số loại ung thư không gây ra sự thay đổi rõ rệt trong xét nghiệm máu. Ví dụ, ung thư não, ung thư da không melanoma và một số loại ung thư tổng hợp không thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu thông thường.
Tầm soát ung thư phức tạp hơn, bạn cần thực hiện các bước dưới đây để không bỏ lỡ bất cứ triệu chứng khởi phát nào:
Khám lâm sàng giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của bạn và xác định các chỉ định ban đầu cho các xét nghiệm và quá trình chẩn đoán tiếp theo. Quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin:
- Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các bệnh đã từng mắc, các điều trị y tế trước đó. Những thông tin này giúp bác sĩ hiểu về tiến trình bệnh và đánh giá nguy cơ mắc phải ung thư.
Khám lâm sàng giúp đánh giá nguy cơ
- Triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng hiện diện như đau, khó thở, ho, sưng, sự thay đổi trong trọng lượng, mất năng lượng, và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bệnh nhân đang trải qua. Thông tin về triệu chứng giúp bác sĩ xác định các vùng có nguy cơ ung thư và định hướng xét nghiệm cụ thể.
- Yếu tố nguy cơ: Bạn cũng cần chia sẻ với bác sĩ các thông tin như có hút thuốc lá, tiếp xúc với các chất gây ung thư, gia đình có trường hợp ung thư hay không, tiền sử di truyền... Những yếu tố này có thể tăng nguy cơ mắc ung thư và có thể yêu cầu xét nghiệm hoặc kiểm tra cụ thể.
Dựa vào thông tin thu thập từ khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ ung thư của bệnh nhân và đưa ra quyết định về các xét nghiệm và quá trình chẩn đoán tiếp theo như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, hoặc thăm khám chuyên khoa.
>>> 4 danh mục khám tổng quát bạn cần nắm rõ
Sau khi khám lâm sàng, bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá và phát hiện bất thường trong cơ thể. Dưới đây là một số loại xét nghiệm thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán ung thư:
Xét nghiệm máu bao gồm đo lượng tế bào máu đỏ, tế bào máu trắng, tiểu cầu, chất béo, chức năng gan và thận, các chất hóa học trong máu như enzyme, protein, hormone, và các yếu tố khác. Xét nghiệm máu cung cấp thông tin quan trọng về sự bất thường trong máu và chức năng các cơ quan quan trọng.
Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư
Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện sự hiện diện của máu, protein và 1 số chất. Nếu có sự xuất hiện bất thường hoặc tăng nồng độ bất thường của 1 số chất là dấu hiệu cơ thể đang có vấn đề. Một số loại ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tụy có thể được phát hiện sớm khi xét nghiệm nước tiểu.
Sinh thiết tế bào hay xét nghiệm tế bào là việc thu thập các mẫu hoặc mô từ vùng bất thường và tiến hành phân tích. Mẫu tế bào được xem qua kính hiển vi để phát hiện sự có mặt của các tế bào ung thư. Các bác sĩ sẽ xem xét kích thước, hình dạng và cấu trúc của các tế bào để xác định xem chúng có bất thường hay không. Sinh thiết tế bào có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da và nhiều loại ung thư khác. Phương pháp này giúp xác định loại ung thư, mức độ phát triển và tính chất di căn của khối u, từ đó định hướng điều trị phù hợp.
Nếu là nữ giới, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm HPV để tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng một cọ mỏng hoặc một cây cạo để lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung của phụ nữ. Quá trình này thường không gây đau và nhanh chóng. Mẫu tế bào được đưa vào một dung dịch và chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả xét nghiệm HPV được đánh giá dựa trên việc phát hiện có hoặc không có sự hiện diện của các gen HPV. Các gen HPV có thể được phân loại thành các loại có nguy cơ cao hoặc thấp.
Để tăng tính chính xác của việc tầm soát, bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Các loại chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô trong cơ thể. Nó có thể phát hiện các khối u hoặc biểu hiện ung thư trong các cơ quan như gan, dạ dày, ổ bụng và ngực. Tuy nhiên, khả năng phát hiện ung thư bằng siêu âm phụ thuộc vào kích thước và đặc điểm của khối u.
Siêu âm hình ảnh giúp đánh giá chính xác hơn
Chụp X-quang sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của bên trong cơ thể. Nó có thể phát hiện ung thư xương, ung thư phổi, ung thư thận và các khối u trong các cơ quan khác.
Chụp MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể. Nó có thể phát hiện ung thư phổi, ung thư vú, ung thư xương, ung thư tuyến giáp và ung thư biểu mô đường tiêu hóa. MRI cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và tính chất của khối u, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Chụp CT sử dụng các tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh gần như ba chiều của các cơ quan và mô trong cơ thể. Nó có thể phát hiện ung thư di căn vào xương, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung, ung thư đầu-mặt-cổ, ung thư tuyến giáp và nhiều loại ung thư khác. Chụp xạ hình xương giúp bác sĩ xác định sự tồn tại và phạm vi lan rộng của ung thư trong xương, từ đó đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, tùy theo từng loại tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tương ứng.
Tầm soát ung thư là quá trình quan trọng để phát hiện sớm và đánh giá nguy cơ mắc ung thư. Đối với mỗi loại ung thư, có các phương pháp tầm soát riêng nhằm phát hiện sớm bất thường và đưa ra chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một số phương pháp tầm soát ung thư cho các loại bệnh cụ thể:
- Tầm soát ung thư dạ dày: Phương pháp bao gồm nội soi dạ dày, siêu âm, sinh thiết tế bào, chụp X-quang, chụp CT, hoặc xét nghiệm máu.
- Tầm soát ung thư phổi: Phương pháp bao gồm chụp X-quang, chụp CT và xét nghiệm máu.
- Tầm soát ung thư gan: Phương pháp bao gồm xét nghiệm AFP (Alpha-Fetoprotein), chụp X-quang và siêu âm.
- Tầm soát ung thư đại tràng: Phương pháp bao gồm nội soi, siêu âm, chụp CT, xét nghiệm máu và sinh thiết tế bào.Tầm soát ung thư vú: Phương pháp bao gồm xét nghiệm CA 15-3, siêu âm và chụp X-quang.
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Phương pháp bao gồm sinh thiết và nội soi.
Giá tầm soát ung thư có thể dao động tùy thuộc vào loại tầm soát, các yêu cầu xét nghiệm và bệnh viện/phòng khám thực hiện. Dưới đây là một ước lượng về mức giá của một số loại tầm soát ung thư:
- Tầm soát ung thư phổi: Khoảng 1.800.000 - 2.500.000 VND.
- Tầm soát ung thư gan: Khoảng 1.500.000 - 2.200.000 VND.
- Tầm soát ung thư đại tràng: Khoảng 2.900.000 - 3.400.000 VND.
- Tầm soát ung thư vú: Khoảng 2.500.000 - 4.000.000 VND.
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Khoảng 3.200.000 - 4.000.000 VND.
Tầm soát ung thư không thuộc danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Do đó, bạn sẽ chịu toàn bộ chi phí khi thực hiện tầm soát. Tuy nhiên, chi phí tầm soát thấp hơn rất nhiều so với điều trị ung thư do phát hiện muộn. Nếu ung thư ở giai đoạn cuối, bạn có thể tốn đến hàng trăm triệu mỗi năm. Con số cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn và phương pháp điều trị.
Để dự phòng tài chính cho tương lai, nhiều người đã chọn mua bảo hiểm nhân thọ để được hỗ trợ và bảo vệ tài chính trước nguy cơ bệnh tật. Chẳng hạn như bảo hiểm ngân hàng ACB Sun sống vững vàng giúp bảo vệ bạn trước các rủi ro bênh ung thư.
Thời hạn hợp đồng bảo hiểm đến 5 năm, bảo vệ bạn trước nguy cơ mắc 10 loại ung thư phổ biến. Lợi ích khi mua bảo hiểm ngân hàng ACB Sun Sống vững vàng là bạn sẽ được miễn phí đóng bảo hiểm và được chi trả đến 90 triệu đồng khi có chẩn đoán ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ung thư giai đoạn đầu. Tổng quyền lợi chi trả nếu ung thư đe dọa tính mạng có thể lên đến 300 triệu VND.
Bảo hiểm ngân hàng ACB Sun Sống Vững vàng
Cách thức tham gia bảo hiểm ngân hàng ACB Sun Sống vững vàng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản trên app ACB ONE, chọn bảo hiểm ngân hàng ACB Sun Life tại trang chủ và chọn Bảo hiểm Sun Sống vững vàng. Sau đó, lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với tài chính cá nhân và mục đích phòng vệ tài chính. Bạn điền thông tin theo hướng dẫn và ấn xác nhận.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tầm soát ung thư cũng như chi phí, quy trình thực hiện. Để bảo vệ tài chính của bạn trước các rủi ro ung thư, hãy lên kế hoạch dự phòng tài chính với bảo hiểm ngân hàng ACB Sun Sống vững vàng ngay từ bây giờ. Mọi thông tin chi tiết về quyền lợi, thực hiện chi trả, liên hệ với ACB ngay để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Có nên mua bảo hiểm qua ngân hàng không?
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.