Gợi ý tìm kiếm

Những điều cần biết khi mua bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp

Việc bảo đảm tài sản trước những rủi ro trong cuộc sống là điều vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với mỗi người cũng như các doanh nghiệp. Do đó không ít doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để mua bảo hiểm tài sản để bảo đảm giá trị tài sản trước những nguy cơ không mong muốn. Hãy cùng ACB tìm hiểu tổng quan về loại hình bảo hiểm phi nhân thọ này!

Khái quát về bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm phi nhân thọ mà đối tượng thụ hưởng chính là những tài sản có giá trị. Tài sản được bảo hiểm là những vật có thực như nhà cửa, xe cộ, máy móc, các loại hàng hoá, súc vật, mùa màng..., tiền, giấy tờ trị giá được quy ra thành tiền và các quyền lợi về tài sản.

Đặc điểm của bảo hiểm tài sản

- Đối tượng được bảo hiểm gồm những vật có thực và có giá trị như tiền, giấy tờ có thể quy ra tiền và các quyền về tài sản.

- Bảo hiểm tài sản chỉ bồi thường cho các trường hợp tài sản bị tổn thất do rủi ro và không tính sự hao mòn tự nhiên.

Những rủi ro ngoài ý muốn trong bảo hiểm tài sản

Những rủi ro ngoài ý muốn trong bảo hiểm tài sản

- Phí bảo hiểm tài sản được tính theo tỷ lệ % trên tổng giá trị của tài sản được bảo hiểm hoặc trên số tiền bảo hiểm mà người mua bảo hiểm thương lượng với bên bảo hiểm.

- Doanh nghiệp phải chứng minh được tài sản đang tồn tại khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu không chứng minh được thì không thể hình thành quan hệ bảo hiểm.

- Trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra và giới hạn trong giá trị của tài sản hoặc số tiền bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất

- Trong bảo hiểm tài sản thường có điều khoản chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn để bên bảo hiểm có thể thay khách hàng truy đòi tiền bồi thường khi có thiệt hại tài sản do bên thứ ba gây ra.

- Hình thức bồi thường bảo hiểm có thể là sửa chữa, thay thế hoặc trả tiền bồi thường để khắc phục thiệt hại.

Mục đích mua bảo hiểm tài sản

Khi mua bảo hiểm tài sản tức là khách hàng đang mua sự yên tâm về tài sản trước những rủi ro. Bảo hiểm tài sản giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hạn chế những tổn thất về tài sản tài chính khi gặp rủi ro bất ngờ. Bởi không ai có thể dự báo trước được những tổn thất về tài sản, vốn sản xuất kinh doanh trong tương lai nên việc mua bảo hiểm là điều cần thiết.

Trong trường hợp xảy ra rủi ro, sự cố thì người mua sẽ được bồi thường theo các khoản mục được cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.

Tùy vào mức tham gia bảo hiểm và mức độ thiệt hại mà số tiền bồi thường chi trả một phần hay toàn bộ giá trị tài sản. Dù ít hay nhiều thì bảo hiểm cũng giúp bạn khắc phục hậu rủi ro và yên tâm hơn.

Các loại bảo hiểm tài sản thường gặp

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Bảo hiểm tài sản trước các rủi ro cháy nổ

Bảo hiểm tài sản trước các rủi ro cháy nổ

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm mà hầu hết các tổ chức, cá nhân đều tham gia theo quy định của Chính phủ.

- Đối tượng được bảo hiểm: Gồm các tài sản vật chất như nhà cửa, công trình kiến trúc, thiết bị máy móc, hàng hóa và các tài sản khác.

- Phạm vi được bảo hiểm: là những tổn thất về vật chất của tài sản được quy định trong hợp đồng bảo hiểm, gây ra bởi nguyên nhân khách quan từ cháy, nổ.

Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt

Ngoài cháy thì tài sản còn có thể bị tổn thất bởi nhiều rủi ro đặc biệt khác. Do đó gói bảo hiểm này sẽ cam kết khắc phục và bồi thường những mất mát về tài sản trước những rủi ro đặc biệt khác.

- Đối tượng được bảo hiểm: tài sản, vật tư, kho hàng, nguyên vật liệu, trụ sở, nhà cửa xí nghiệp, trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng.

- Phạm vi được bảo hiểm: các rủi ro cháy nổ nói chung, máy bay rơi, đình công, hành động quấy phá ác ý, thiên tai (động đất, giông bão, lũ lụt), nước tràn ra bể chứa, vỡ đường ống nước, xe đâm vào xe hoặc động vật.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm này giúp hạn chế tối đa các rủi ro khi công việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bị ngưng trệ do tài sản bị thiệt hại hoặc đang được hưởng bảo hiểm.

- Đối tượng được bảo hiểm: tài sản gồm các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đang bị ngưng trệ, gián đoạn dẫn đến lợi nhuận mất đi.

- Phạm vi được bảo hiểm: Những tổn thất về lợi nhuận của doanh nghiệp  do gián đoạn kinh doanh được xem là cơ sở xác định số tiền bảo hiểm.

Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng

Bảo hiểm rủi ro văn phòng áp dụng cho các tòa nhà, tài sản văn phòng và một số tài sản khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đây giải pháp bảo vệ toàn diện cho văn phòng làm việc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an tâm đối mặt và xử lý các rủi ro liên quan tới tài sản văn phòng, tiền, trách nhiệm công cộng, lòng trung thực của cán bộ nhân viên hay bất kỳ rủi ro nào được đề cập trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm cháy đối với nhà tư nhân/chung cư

Người mua bảo hiểm được bồi thường khi đối tượng bảo hiểm là nhà tư nhân xảy ra sự cố hỏa hoạn bất ngờ xảy ra, hay sét đánh, lũ lụt...Giá trị bồi thường bảo hiểm được tính theo giá trị tổn thất của những tài sản cố định, kiến trúc, tài sản bên trong nhà.

>>> Doanh nghiệp nên sở hữu các loại bảo hiểm phi nhân thọ nào để bảo vệ tài sản?

Một số loại bảo hiểm tài sản khác

Ngoài các loại bảo hiểm tài sản phổ biến trên thì vẫn còn có các gói bảo hiểm tài sản hữu ích như:

- Bảo hiểm tài sản bị trộm cắp

- Bảo hiểm về lòng trung thành

- Bảo hiểm dành riêng cho tiền

Nguyên tắc về bồi thường trong bảo hiểm tài sản

Các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm tài sản

Các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm tài sản

Căn cứ mức độ bồi thường

Việc bồi thường trong bảo hiểm tài sản sẽ căn cứ vào kết luận của giám định viên. Cơ bản các giám sát sẽ kiểm định nguyên nhân và mức độ thiệt hại của tài sản. Sau đó sẽ đối chiếu với các điều khoản trong hợp đồng và xác định sự kiện bảo hiểm có nằm trong phạm vi được bảo hiểm hay không.

Tiêu chí khi chi trả bồi thường:

- Tiền bồi thường được định theo mức độ thiệt hại của tài sản và theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra sự việc.

- Tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm được quy định trong hợp đồng

- Bồi thường bằng hình thức chi trả cho người được bảo hiểm những chi phí để khắc phục tổn thất đã gây ra cho tài sản.

Hình thức bồi thường bảo hiểm tài sản

Có đa dạng hình thức bồi thường bảo hiểm tùy vào hợp đồng đã giao kết

Có đa dạng hình thức bồi thường bảo hiểm tùy vào hợp đồng đã giao kết

Trong bảo hiểm tài sản, hình thức bồi thường được chia theo 3 trường hợp cụ thể.

1. Nếu 2 bên đã có sự thống nhất ý kiến về hình thức bồi thường như: sửa chữa, thay thế tài sản mới hoặc trả tiền bồi thường. 

2. Nếu như bên mua và bên bán không thỏa thuận được thì sẽ bồi thường bằng tiền tương ứng với tài sản bị thiệt hại.

3. Nếu hình thức bồi thường được áp dụng theo khoản 3 Điều 47 của Luật kinh doanh bảo hiểm thì sau khi hoàn tất việc bồi thường tài sản theo giá trị thị trường thì công ty bảo hiểm được phép thu hồi tài sản đã bị thiệt hại.

Giám định tổn thất

Công ty bảo hiểm sẽ thực hiện việc giám định tổn thất của tài sản

Công ty bảo hiểm sẽ thực hiện việc giám định tổn thất của tài sản

Giám định tổn thất khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra là hình thức kiểm tra và xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất của tài sản. Dựa vào kết quả giám định, bên Bảo hiểm sẽ đưa ra đề xuất phương án bồi thường và mức bồi thường hợp lý.

Nếu như 2 bên không thống nhất được phương án thì có thể yêu cầu giám định lại thông qua giám định viên độc lập. Nếu vẫn không thống nhất được vấn đề bồi thường thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án tại địa phương chỉ định thay thế giám định viên khác. Lưu ý, kết luận giám định của giám định viên do tòa án chỉ định sẽ là kết quả cuối cùng và 2 bên không được khiếu nại nữa.

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu đòi bồi hoàn

Nếu như tài sản bị tổn thất do người thứ 3 gây ra thì người được bảo hiểm cũng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, sau khi nhận bồi thường người được bảo hiểm phải có trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi thường lại cho công ty bảo hiểm. Tức là, người thứ 3 (gây ra tổn thất về tài sản) phải bồi hoàn lại cho công ty bảo hiểm đúng số tiền mà công ty bảo hiểm đã chi trả.

Nếu như người được bảo hiểm không thực hiện chuyển quyền hoặc không bảo lưu thì bên công ty bảo hiểm được quyền khấu trừ số tiền đã bồi thường. Số tiền này sẽ tùy thuộc vào mức độ lỗi của sự kiện.

Ngược lại, phía công ty bảo hiểm cũng không được phép yêu cầu người thân của người được bảo hiểm phải thực hiện việc bồi hoàn. Trừ trường hợp, người thân của người được bảo hiểm chính là người cố ý gây tổn thất cho tài sản.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là văn bản được ký kết thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán bảo hiểm. Theo như hợp đồng thì bên mua bảo hiểm cho tài sản phải đóng phí để được bảo hiểm. Còn bên doanh nghiệp bán bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro với tài sản đó.

Một số loại hợp đồng bảo hiểm ngoại lệ đối với tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản vượt trên (mức) giá trị:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng mà trong đó thể hiện số tiền bảo hiểm vượt mức giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Căn cứ theo quy định của luật bảo hiểm thì đây là hình thức giao kết hợp đồng bị nghiêm cấm. Các doanh nghiệp, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ và cả người mua bảo hiểm không được tự ý ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Bởi vì hình thức giao kết bảo hiểm này có thể dẫn đến hậu quả lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm và đây cũng là hành vi trái pháp luật.

Nếu hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được ký kết do lỗi vô ý của bên mua thì bên bảo hiểm phải hoàn trả lại mức tiền chênh lệch sau khi khấu trừ các khoản liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường đúng mức tiền được tính theo giá trị tài sản hiện tại.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản (thấp) dưới (mức) giá trị:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là loại hợp đồng bảo hiểm cho tài sản trong đó thể hiện số tiền bảo hiểm thấp hơn so với giá thị trường của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ tương ứng với số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hoặc thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm trùng:

Hợp đồng bảo hiểm trùng đối với tài sản là trường hợp bên mua bảo hiểm thực hiện việc giao kết hợp đồng bảo hiểm cho một tài sản từ hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên. Trong đó, các điều khoản về bảo hiểm và quyền lợi tương tự nhau cho cùng một sự kiện bảo hiểm.

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp có giao kết hợp đồng với người mua sẽ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ % trên tổng số tiền bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của tất cả các bên bảo hiểm không được vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản tính theo giá trị trường ở thời điểm hiện tại.

Nội dung hợp đồng bảo hiểm tài sản gồm những gì?

Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ có những nội dung sau:

- Họ tên đầy đủ và địa chỉ của người mua bảo hiểm tài sản, người được bảo hiểm

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm

- Đối tượng cụ thể được bảo hiểm

- Tổng số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản được bảo hiểm

- Phạm vi được bảo hiểm, điều kiện và điều khoản trong bảo hiểm;

- Các điều khoản loại trừ trách nhiệm của bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm

- Mức phí bảo hiểm cần đóng và phương thức đóng 

- Thời hạn thanh toán và điều khoản về bồi thường.

- Các quy định về cách giải quyết khi có tranh chấp;

- Ngày/tháng/năm chính thức giao kết hợp đồng.

Các quy định về an toàn

- Người được bảo hiểm phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn cho tài sản. Bao gồm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn lao động và những quy định khác nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thực hiện việc kiểm tra điều kiện an toàn đối với tài sản được bảo hiểm. Hoặc doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp an toàn để đề phòng, hạn chế rủi ro.

- Nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn thì bên bảo hiểm cho thời gian để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà bên được bảo hiểm vẫn không thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng.

- Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo đảm an toàn cho tài sản khi có sự thống nhất của 2 bên hoặc của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

*** Dựa theo điều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn trong bảo hiểm tài sản.

>>> Sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Những điều cần biết khi mua bảo hiểm tài sản

Những điều cần biết khi mua bảo hiểm tài sản

Những điều cần biết khi mua bảo hiểm tài sản

Thủ tục bồi thường tổn thất trong bảo hiểm tài sản

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu phía công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại tài sản theo giao kết trong hợp đồng. Thủ tục và hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản như sau:

- Giấy yêu cầu bồi thường tổn thất của tài sản được bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa 2 bên đã ký kết

- Giấy chứng nhận đầy đủ về các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

- Biên bản giám định thiệt hại tài sản của bên công ty bảo hiểm hoặc giám định viên được công ty bảo hiểm ủy quyền

- Biên bản giám định nguyên nhân gây ra tổn thất cho tài sản của đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; các cơ quan có thẩm quyền khác hoặc các bằng chứng cụ thể chứng minh thiệt hại về tài sản

- Bản kê khai tổn thất tài sản do rủi ro và giấy tờ chứng minh những tổn thất đó

Thời gian yêu cầu và xử lý bồi thường bảo hiểm tài sản

- Thời hạn mà bên mua được yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trừ những trường hợp có nguyên nhân khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng theo đúng quy định của pháp luật.

- Thời hạn mà công ty bảo hiểm phải thực hiện bồi thường hoặc từ chối bồi thường bảo hiểm tài sản cho bên mua là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ bảo hiểm.

- Thời hiệu có thể khởi kiện tranh chấp giữa hai bên (nếu có) là 3 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

Phí bảo hiểm

- Phí bảo hiểm là tổng số tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên công ty bảo hiểm nhằm cam kết bảo hiểm tài sản cụ thể. 

- Thời hạn đóng phí bảo hiểm được thỏa thuận từ đầu với sự đồng ý của 2 bên hoặc theo quy định của pháp luật. 

- Phí bảo hiểm có thể được đóng đủ một lần hoặc chia theo kỳ hạn tùy vào thỏa thuận giữa 2 bên. 

- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm trễ trong việc đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì công ty bảo hiểm sẽ ấn định một thời hạn để bên mua hoàn tất việc đóng phí; nếu hết thời hạn được ấn định mà bên mua bảo hiểm không hoàn tất việc đóng phí, công ty bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm.

Thời gian và mức tiền bồi thường trong bảo hiểm tài sản được quy định trong hợp đồng

Thời gian và mức tiền bồi thường trong bảo hiểm tài sản được quy định trong hợp đồng

Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm

Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải yêu cầu bồi thường hoặc thực hiện các quyền trong hợp đồng. Tuyệt đối không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc 2 bên đã đạt được thỏa thuận khác.

Mua bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp tại ngân hàng ACB

Hiện nay ngân hàng ACB đang có các gói bảo hiểm phi nhân thọ dành cho đối tượng là tài sản sau:

Mua bảo hiểm tài sản của ngân hàng ACB

Mua bảo hiểm tài sản của ngân hàng ACB

1. Cháy và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm này giúp bồi thường thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp do các rủi ro bất ngờ như cháy nổ, giông bão, lũ lụt.

2. Mọi rủi ro tài sản

Đối với các doanh nghiệp thì rủi ro về tài sản là đáng lo ngại nhất.  Do đó, ACB cung cấp gói bảo hiểm này với những tính năng vượt trội cam kết sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng một cách tối đa và hiệu quả nhất.

3. Gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm này sẽ bù đắp cho những mất mát về lợi nhuận kinh doanh do ảnh hưởng từ những sự cố về tài sản gây ra làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

4. Bảo hiểm xe cơ giới

ACB sẽ giúp bạn chủ động hơn về tài chính cũng như yên tâm hơn trong việc sử dụng xe trước những sự cố va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp

5. Bảo hiểm hàng hóa

ACB sẽ cung cấp giải pháp giúp khách hàng bồi thường những tổn thất về thiệt hại của hàng hóa cho doanh nghiệp trước các rủi ro bất ngờ từ bên ngoài.

Một số rủi ro như: mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho tạm thời. Bảo hiểm được áp dụng đối với bất kỳ loại phương tiện vận chuyển nào, trong nước và trên toàn thế giới.

6. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Bảo hiểm giúp đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng, lắp đặt hạn chế mọi tổn thất liên quan đến quá trình thi công xây dựng công trình hoặc lắp đặt các thiết bị máy móc.

7. Bảo hiểm cho tàu thuyền

Bảo hiểm của ACB sẽ giúp bù đắp lại những tổn thất do thiệt hại về vật chất như thân tàu, nội thất bên trong tàu, các trang thiết bị và máy móc trên tàu. Bảo hiểm được áp dụng cho các rủi ro do thiên tai, tai nạn va chạm trong quá trình vận tải đường thủy. Ngoài ra, bảo hiểm ACB cũng sẽ bảo đảm về trách nhiệm  của chủ tàu khi xảy ra sự cố như:

- Trách nhiệm dân sự đối với tính mạng của hành khách và bên thứ 3 

- Trách nhiệm với hàng hóa và tài sản của hành khách hoặc bên thứ ba,

- Trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu,…

8. Bảo hiểm đối với nhà tư nhân hoặc chung cư

Bảo hiểm cho ngôi nhà và tài sản bên trong khi bị tổn thất hoặc thiệt hại từ những rủi ro không lường trước được.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ cụ thể nhất của ACB về hình thức mua bảo hiểm tài sản đối với doanh nghiệp. Hy vọng các khách hàng sẽ có cái nhìn thiết thực hơn về lợi ích của hình thức bảo hiểm phi nhân thọ này.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.