Gợi ý tìm kiếm

Nhận biết các hành vi lừa đảo trực tuyến gửi file chứa mã độc

Thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, bên cạnh những lợi ích to lớn, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó không thể không kể đến hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc. Những thủ đoạn tinh vi của kẻ gian đang ngày càng gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng, ảnh hưởng đến cả cá nhân và tổ chức.

Do đó, việc nâng cao nhận thức và cảnh giác với hành vi lừa đảo này là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này ngân hàng ACB sẽ liệt kê những hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc phổ biến nhất, cách nhận biết những file độc và các biện pháp phòng ngừa. Hãy cùng tham khảo để chủ động bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân nhé!

Các hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc

Cảnh giác với các hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc

Cảnh giác với các hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc

Hiện nay, nhiều đối tượng xấu thường mạo danh ngân hàng ACB để thực hiện những hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản và ăn cắp thông tin của người dùng. Dưới đây là các hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc mà ngân hàng ACB muốn truyền thông đến Quý khách hàng:

- Đối tượng giả mạo tiêu đề và nội dung email của ACB (trong nội dung email những đối tượng này thường để địa chỉ email thật của ngân hàng ACB nhằm tăng độ tin cậy)

- Kẻ gian gửi các file nén giả mạo "Sao kê tài khoản", "Chứng từ giao dịch" hay "Báo giá" qua các ứng dụng mạng xã hội như Messenger, Zalo,... nhắm đến những người kinh doanh online hãy các tài khoản có lượt theo dõi lớn với mục đích đánh cắp thông tin bảo mật của người dùng.

- Khi tải về người dùng sẽ thấy một tập tin có biểu tượng giống file Excel/PDF,... nhưng thực tế thì tập tin lại có đuôi .exe hoặc .bat để mã độc xâm nhập vào thiết bị. Khi người dùng giải nén các file nén này, mã độc ẩn chứa bên trong sẽ xâm nhập vào thiết bị, đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản email, mạng xã hội, thậm chí cả tài khoản ngân hàng. Hậu quả nghiêm trọng hơn, kẻ gian có thể sử dụng thông tin đánh cắp được để lừa đảo bạn bè, người thân của nạn nhân trên mạng xã hội, gây thiệt hại về tài sản.

Những rủi ro, thiệt hại khi người dùng nhấp vào các file có chứa mã độc

Những rủi ro, thiệt hại khi nhấp vào file có chứa mã độc

Những rủi ro, thiệt hại khi nhấp vào file có chứa mã độc

Việc người dùng tải và giải nén những file chứa mã độc sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, thiệt hại đáng tiếc. Một trong số đó phải kể đến là:

- Thiết bị của người dùng bị nhiễm mã độc, lúc này đối tượng lừa đảo sẽ chiếm quyền kiểm soát thiết bị của bạn, khiến bạn không thể sử dụng hoặc truy cập dữ liệu. Sau đó, chúng sẽ thực hiện hành vi sap chép trạng thái đăng nhập nhằm truy cập các tài khoản của nạn nhân như: mạng xã hội, email, tài khoản ngân hàng,...

- Tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng có khả năng cao sẽ bị chiếm đoạt

- Đối tượng mạo danh nạn nhân nhằm lừa đảo bạn bè, người thân của nạn nhân trong danh sách bạn bè.

- Mất dữ liệu cá nhân: Mã độc có thể đánh cắp thông tin cá nhân nhạy cảm như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, mật khẩu tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, v.v. Những thông tin này có thể được sử dụng để thực hiện các hành vi gian lận, trộm cắp danh tính hoặc tống tiền.

- Mất uy tín: Nếu bạn là doanh nghiệp, việc bị tấn công bởi mã độc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và danh tiếng của bạn. Khách hàng có thể mất niềm tin vào doanh nghiệp và chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

>>> Nhận biết ngay dấu hiệu lừa đảo chuyển tiền và cách giải quyết nhanh chóng

Cách nhận biết các file chứa mã độc

Cách nhận biết các file chứa mã độc

Cách nhận biết các file chứa mã độc

Ngày nay, với sự phát triển tinh vi của các thủ đoạn lừa đảo, việc nhận biết các file chứa mã độc trở nên ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau để tăng khả năng phát hiện những file độc hại:

Quan sát nguồn gốc file:

- Cẩn thận khi tải file từ internet: Chỉ tải file từ các trang web uy tín và có HTTPS trong địa chỉ URL. Tránh tải file từ các trang web lạ, không rõ nguồn gốc hoặc có giao diện web sơ sài, nhiều quảng cáo.

- Chú ý đến email đính kèm: Kẻ gian thường sử dụng email để lừa người dùng tải file độc hại. Cẩn thận với những email lạ, từ người gửi không quen biết, có nội dung thúc giục hoặc yêu cầu tải file gấp.

Kiểm tra đuôi file:

- Mã độc thường được ẩn giấu trong các file có đuôi nén (.zip, .rar, .7z,...) hoặc file cài đặt (.exe, .msi, .apk, .ipa,...). Tuy nhiên, không phải tất cả file có đuôi này đều chứa mã độc.

- Chú ý đến những file có đuôi lạ hoặc không phù hợp với nội dung file. Ví dụ: file văn bản (.docx) nhưng lại có đuôi .exe.

Quét file bằng phần mềm chống virus:

- Sử dụng phần mềm chống virus uy tín và cập nhật thường xuyên để quét bất kỳ file nào bạn tải xuống hoặc mở từ USB, ổ đĩa ngoài,...

- Một số phần mềm quét virus online cũng có thể giúp bạn kiểm tra file nghi ngờ.

Xem xét kích thước file:

- Mã độc thường có kích thước nhỏ hơn so với file bình thường có cùng nội dung.

- So sánh kích thước file với những file tương tự để phát hiện bất thường.

Quan sát biểu tượng file:

-    Một số mã độc thường bị đổi thành file khác, ví dụ: file văn bản (.docx) nhưng hiển thị biểu tượng của ứng dụng Excel (.xlsx).

-    Cẩn thận với những file có biểu tượng lạ hoặc không phù hợp với nội dung file.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ:

- Một số trang web như VirusTotal(https://www.virustotal.com/) cho phép bạn quét file nghi ngờ bằng nhiều phần mềm chống virus khác nhau.

- Các công cụ phân tích mã có thể giúp bạn kiểm tra xem file có chứa mã độc hay không, tuy nhiên đòi hỏi kiến thức kỹ thuật nhất định.

>>> Lưu nhanh cách bảo mật thông tin ngân hàng khi kết nối các ứng dụng

Những biện pháp phòng ngừa hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc mà người dùng nên lưu ý

Biện pháp phòng ngừa hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc

Biện pháp phòng ngừa hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc

Nhằm giúp Quý khách hàng phòng ngừa những hành vi lừa đảo gửi file chứa mã độc, ngân hàng ACB khuyến khích khách hàng nên tuân theo 4 KHÔNG và 5 NHỚ dưới đây:

4 KHÔNG:

- Mở file .zip hoặc .rar khi chưa xác nhận chính xác nguồn gửi, người gửi;

- Nhấn vào những liên kết được gửi qua tin nhắn, mạng xã hội hay email,...

- Cài đặt những ứng dụng KHÔNG rõ nguồn gốc hay tải những tập tin từ đường link lạ về thiết bị;

- Nghe, trao đổi về hoạt động tư vấn tài chính qua mạng xã hội, điện thoại từ những người / tổ chức lạ.

5 NHỚ:

- Cảnh giác với những file nén và chỉ mớ chúng khi đã xác định rõ người gửi hay từ những nguồn đáng tin cậy; 

- Cẩn thận và kiểm tra kỹ để hiểu rõ nội dung của những thông tin được gửi đến từ điện thoại (mã OTP, thông tin mời gọi nâng hạn mức tín dụng,...);

- Cài đặt các ứng dụng được tải trực tiếp trên CH Play (với thiết bị Android) hay Apple Store (Với iOS);

- Ngay khi vừa phát hiện hay nghi ngờ thiết bị bị nhiễm mã độc, bạn nên bình tĩnh và lập tức nhập sai mật khẩu 5 lần nhằm tự động khoá tài khoản ngân hàng của bạn. Sau đó, liên hệ ngay đến ngân hàng để thực hiện nhanh việc ngưng sử dụng dịch vụ Tài khoản, Thẻ; 

- Thường xuyên cập nhật thông tin/ cảnh báo lừa đảo trên các kênh chính thống như báo chí, tivi, thông tin từ ngân hàng để chủ động hiểu cũng như phòng tránh.

>>> Hướng dẫn cách đổi mật khẩu thẻ ATM ngân hàng nhanh chóng, an toàn

Lừa đảo qua file chứa mã độc là một vấn đề nhức nhối, đòi hỏi sự chung tay đẩy lùi từ phía mỗi cá nhân và cộng đồng. Bằng cách nâng cao ý thức, trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chúng ta có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi những tác hại nghiêm trọng của hành vi lừa đảo này.

Hãy chung tay xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và văn minh. Bên cạnh đó, ngân hàng ACB cũng khuyến khích Quý khách hàng thường xuyên cập nhật thông tin được đăng tải trên website của ngân hàng ACB https://acb.com.vn/ để nắm bắt những tin tức mới nhất.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.