Với sự phát triển của công nghệ, những mối đe dọa về bảo mật thông tin tài khoản khi sử dụng ứng dụng ngân hàng ngày càng trở thành vấn đề quan trọng. Để tránh các rủi ro không mong muốn, bạn cần tuân thủ một số quy tắc và lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng ứng dụng ngân hàng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi!
Việc bảo mật thông tin khi giao dịch online qua ứng dụng ngân hàng là việc rất quan trọng. Nếu thông tin cá nhân của bạn bị tiết lộ, kẻ xấu có thể dễ dàng sử dụng nó để thực hiện các giao dịch giả mạo hoặc lấy cắp tiền trong tài khoản của bạn. Bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo và gian lận, gây tổn hại đến danh tiếng cá nhân.
>>> Xu hướng thanh toán online hiện nay
Có nhiều dạng phương thức đánh cắp thông tin mà bạn cần phải cảnh giác, phổ biến nhất như:
- Thư điện tử giả mạo (phishing): Đây là dạng tấn công mà kẻ xấu sẽ tạo ra các email giả mạo để cố gắng lừa đảo hoặc lấy cắp thông tin cá nhân của bạn. Điều đáng chú ý là email giả mạo này thường được thiết kế để rất giống các email thật từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, dịch vụ thanh toán khác.
- Phần mềm đánh cắp thông tin (malware): Đây là dạng tấn công khi bạn truy cập vào các trang web hoặc phần mềm không đáng tin cậy. Khi này kẻ xấu sẽ thu thập thông tin của bạn và sử dụng nó cho các mục đích phi pháp.
- Tin tặc tấn công tên miền (DNS spoofing): Đây là dạng tấn công mà kẻ xấu sẽ vô hiệu hóa khả năng của trình duyệt để đưa người dùng đến một trang web giả mạo có thể lấy cắp thông tin cá nhân và tài khoản của họ một cách dễ dàng.
- Mật khẩu yếu và tái sử dụng (password reuse): Nếu bạn sử dụng mật khẩu yếu và tái sử dụng mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến, bạn sẽ trở thành một mục tiêu của kẻ xấu. Chúng có thể sử dụng mật khẩu đó của bạn để đăng nhập vào.
Một số dạng đánh cắp thông tin khi thanh toán trực tuyến phổ biến nhất
Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng ứng dụng ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn phổ biến cho nhiều người. Tuy nhiên, trong khi thực hiện các giao dịch trực tuyến điều bạn cần đặc biệt lưu ý đó chính là bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản của mình. Sau đây là 4 biện pháp bảo mật thông tin mà bạn nên áp dụng:
Bạn cần bảo đảm không để lộ các thông tin cá nhân của mình như tên truy cập, mật khẩu đăng nhập vào ngân hàng điện tử, cũng như các thông tin cá nhân khác như ngày sinh, số CCCD/CMND, địa chỉ… Đối tượng xấu có thể lợi dụng các thông tin này để lừa lấy tài khoản của bạn ở các dạng như thông báo trúng thưởng, thông báo bạn bị phạt hành chính… Điều quan trọng cần lưu ý là các ngân hàng sẽ không bao giờ chủ động gọi điện cho bạn yêu cầu cung cấp các nội dung này để tiến hành giao dịch.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên thay đổi mật khẩu có độ bảo mật cao để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.
Để tự bảo vệ mình, bạn đừng quên tận dụng hết các lớp bảo mật trên điện thoại cá nhân có cài đặt ứng dụng ngân hàng điện tử. Từ lớp mở khóa điện thoại đến đăng nhập vào ứng dụng bằng mật khẩu hoặc sinh trắc học quét gương mặt hoặc vân tay đều cần thiết để thiết lập tấm khiên bảo vệ bạn khỏi kẻ xấu lấy trộm tài khoản.
Trong trường hợp bị mất điện thoại, kẻ xấu cũng khó lòng đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng điện tử của bạn vì đã có lớp bảo vệ an toàn.
Mã OTP là một phương thức bảo mật hiệu quả, giúp bạn ngăn chặn các giao dịch giả mạo. OTP được gửi đến điện thoại di động của bạn và sẽ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài hình thức gửi OTP qua tin nhắn sms, hiện tại nhiều ngân hàng sử dụng hình thức gửi OTP qua push noti của ứng dụng ngân hàng điện tử để tăng độ bảo mật, an toàn cho giao dịch và tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
Điều quan trọng nhất trong khi giao dịch trực tuyến là phải đảm bảo bạn đang thực hiện giao dịch trên trang web đáng tin cậy và an toàn. Hãy kiểm tra địa chỉ URL trang web thanh toán trực tuyến và đảm bảo rằng đó là trang web chính thức của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.
Bạn cần sử dụng các thiết bị an toàn như máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh của mình để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Không nên sử dụng các thiết bị công cộng, như máy tính ở quán cà phê hoặc thư viện, để giao dịch trực tuyến vì thông tin tài khoản của bạn có thể bị đánh cắp hoặc lộ ra ngoài.
4 biện pháp để bảo mật thông tin khi thanh toán trực tuyến bạn nên biết
>>> Các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại ACB
- Không chia sẻ mã OTP của bạn với bất kỳ ai: Như đã đề cập ở trên, mã OTP chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn, thông thường chỉ trong 1 phút hoặc có thể trong thời gian ít hơn. Do đó, bạn không nên chia sẻ mã OTP của mình với bất kỳ ai. Nếu có ai đó yêu cầu bạn cung cấp mã OTP, hãy kiểm tra và xác nhận xem đó là người đáng tin cậy hay không nhé.
- Kiểm tra xem mã OTP đã hết hạn chưa trước khi sử dụng: Mã OTP chỉ có giá trị một lần và sẽ hết hạn sau thời gian ngắn. Trước khi sử dụng mã OTP để giao dịch trực tuyến, hãy đảm bảo rằng mã OTP của bạn vẫn còn hiệu lực. Nếu mã đã hết hạn, hãy yêu cầu gửi lại mã OTP mới.
- Kích hoạt tính năng OTP ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử giúp giao dịch online nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Với tính năng này, bạn có thể nhận và xác thực mã OTP ngay trong ứng dụng ACB ONE mỗi khi phát sinh giao dịch.
Các lưu ý khi sử dụng mã OTP để thanh toán trực tuyến
Tóm lại, chủ động bảo vệ chính mình bằng các phương pháp nêu trên là bí quyết ACB khuyên bạn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Hay theo dõi website ACB thường xuyên để cập nhật thông tin và tìm hiểu các kiến thức về sử dụng ngân hàng an toàn, hiệu quả nhé.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.