Gợi ý tìm kiếm

5 vai trò của ERP đối với doanh nghiệp

Trong thời đại ngày nay, khi mọi hoạt động kinh tế đều được vận hành nhờ dữ liệu và ứng dụng công nghệ số để phát triển, ERP được biết đến như một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý và điều hành tình hình sản xuất kinh doanh. Vậy phần mềm quản trị ERP là gì? Doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì khi kết nối ERP với ngân hàng? Hãy cùng ACB tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thực trạng ứng dụng ERP của các doanh nghiệp Việt Nam

ERP phát triển như thế nào trong những năm gần đây?

ERP phát triển như thế nào trong những năm gần đây?

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin và nhiều thay đổi trong phương thức kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây, ERP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp điều hành và đưa ra những quyết định chiến lược. 

ERP đã được nhiều doanh nghiệp biết đến từ những năm 2006, tuy nhiên chỉ được áp dụng ở mức 1.1%. Đến năm 2014, theo khảo sát của VECITA, tỷ lệ ứng dụng phần mềm ERP đã tăng lên 17%.

Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm ERP tại Việt Nam vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng các hệ thống quản lý cũ, lỗi thời và không thể tích hợp thêm phần mềm mới. Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đa số là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, do đó họ sẽ có tâm lý ngại triển khai phần mềm ERP vì chi phí triển khai tương đối cao.

Mặc khác, phần mềm ERP cũng cần nhiều thời gian để triển khai. ERP cần phải chạy thử và cải tiến nhiều lần trước khi đưa vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp cần trang bị đủ cơ sở hạ tầng để cài đặt ERP. Việc triển khai và hướng dẫn nhân viên sử dụng phần mềm có thể sẽ mất nhiều thời gian để nhân viên có thể thích nghi với hệ thống mới.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi mới triển khai phần mềm quản trị ERP, các chuyên gia dự đoán rằng ERP sẽ phát triển nhanh chóng tại Việt Nam trong tương lai gần. Đặc biệt, không chỉ giới hạn ở doanh nghiệp, việc kết nối ERP với ngân hàng cũng là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý và đưa ra những quyết định tài chính toàn diện.

5 vai trò khi triển khai ERP đối với doanh nghiệp

Hệ thống ERP đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc liên kết các quy trình và hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi triển khai ERP

Lợi ích ERP mang lại cho doanh nghiệp

Lợi ích ERP mang lại cho doanh nghiệp

1. Quản trị tài nguyên toàn diện

Phần mềm quản trị ERP được biết đến là loại phần mềm liên kết các quy trình và hoạt động sản xuất kinh doanh với nhau nhằm tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ. Khi sử dụng phần mềm ERP, doanh nghiệp sẽ quản lý tài nguyên toàn diện và hiệu quả hơn, từ các hoạt động sản xuất, tồn kho, đặt hàng đến những vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán hoặc nhân sự… Việc sử dụng một hệ thống đồng bộ duy nhất cũng giúp doanh nghiệp hạn chế vấn đề mất mát dữ liệu, tối ưu hóa sản xuất cũng như tăng khả năng quản lý toàn diện.

Mặc khác, ERP cũng được xem như một phần mềm cung cấp thông tin giữa từng bộ phận và thành viên. Chính vì vậy, cả doanh nghiệp sẽ nắm bắt thông tin nhanh chóng và có độ chính xác cao.

Doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể tra cứu thông tin hoạt động một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra những chính sách quản lý và chiến lược kịp thời để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.

2. Tối ưu hoá quy trình sản xuất

Với khả năng cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất, từ việc lập kế hoạch, quản lý vật liệu, quản lý dòng sản xuất đến giám sát chất lượng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu hóa quá trình sản xuất thông qua phần mềm ERP. Cụ thể:

- Doanh nghiệp có thể điều chỉnh nhanh chóng kế hoạch sản xuất và cung ứng hàng hóa nhờ những thông tin mà hệ thống ghi nhận về hàng nhập như: thời gian, số lượng, chất lượng hàng hóa…

- Doanh nghiệp có thể tìm kiếm những tài liệu quan trọng đã được phần mềm ERP tạo, lập và lưu trữ trước đó. Ngoài ra, ERP cũng có thể thu thập số liệu từ các loại máy móc, thiết bị sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm một cách toàn diện và chính xác.

- Phần mềm ERP có thể được đưa vào quá trình giám sát chất lượng sản phẩm để ghi nhận thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất hiệu quả.

3. Tăng cường khả năng quản lý tài chính doanh nghiệp

Tất cả những thông tin về chi phí, tài sản, ngân sách, thu chi và tài khoản ngân hàng đều được tích hợp vào hệ thống ERP, chính vì vậy doanh nghiệp sẽ quản lý tài chính và các hoạt động kinh doanh một các hiệu quả hơn. 

4. Quản lý khách hàng và tối ưu hoá dịch vụ

Hệ thống ERP cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng một cách toàn diện. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác tối đa khả năng bán hàng cũng như giúp doanh nghiệp thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

5. Quản lý nhân sự và tài nguyên con người

Ngoài việc quản lý quá trình sản xuất, tình hình tài chính và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác nhu cầu của khách hàng, phần mềm ERP cũng giúp doanh nghiệp quản lý vấn đề nhân sự một cách hiệu quả. Từ những thông tin về hồ sơ nhân viên, lương thưởng, thời gian làm việc, các chính sách phúc lợi… doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc cũng như giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề nhân sự.

Kết nối ERP với ngân hàng ACB - giải pháp giúp nâng tầm quản trị doanh nghiệp

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù luôn tìm kiếm những ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho các hoạt động tài chính và khách hàng của mình. Đặc biệt, trong thời đại chuyển đổi số ngày nay, việc kết nối ERP với ngân hàng là hoàn toàn cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng. Hiểu được điều này, ngân hàng ACB đã triển khai ứng dụng phần mềm ERP nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp.

Kết nối ERP với ngân hàng ACB mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Kết nối ERP với ngân hàng ACB mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Giải pháp kết nối ERP với ngân hàng ACB là gì?

Kết nối ERP với ngân hàng ACB là việc doanh nghiệp hợp tác với ngân hàng ACB để triển khai dịch vụ kết nối ERP. 

Việc kết nối ERP với ngân hàng ACB sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến ngay tại phần mềm quản lý nội bộ của công ty. Với tính năng này, doanh nghiệp có thể thuận tiện hơn khi thực hiện các giao dịch tài chính, đảm bảo tính bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như hạn chế đáng kể những rủi ro do nhập liệu thủ công.

Những lợi ích khi kết nối ERP với ngân hàng ACB

Với nền tảng công nghệ hiện đại, khách hàng khi kết nối ERP với ngân hàng ACB có thể thực hiện trực tiếp trên hệ thống nội bộ những chức năng sau:

- Kết nối trực tiếp giữa phần mềm quản lý của doanh nghiệp với hệ thống của ACB nhằm trao đổi thông tin giữa các bên.

- Xác thực bằng các phương thức bảo mật phù hợp & thông dụng.

- Thông báo giao dịch phát sinh trên tài khoản theo thời gian thực.

- Nhận lệnh thanh toán trực tiếp từ phần mềm kế toán, tự động tạo lệnh chi.

- Dễ dàng truy vấn thông tin khách hàng.

- Quản lý, giao dịch số dư các tài khoản khác nhau của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc.

Quy trình triển khai kết nối ERP với ngân hàng ACB

Việc triển khai kết nối ERP với ngân hàng ACB có thể được thực hiện nhanh chóng. Để tiến hành kết nối, khách hàng sẽ cung cấp những thông tin về hoạt động doanh nghiệp, các nghiệp vụ, hệ thống hạ tầng đang được khách hàng sử dụng để ngân hàng ACB có thể hiểu, tư vấn quy trình hoạt động cũng như hướng dẫn giải pháp cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những lợi ích mà ERP mang đến cho doanh nghiệp. Nếu quý khách có nhu cầu triển khai kết nối ERP với ngân hàng ACB, hãy liên hệ ngay để được chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.