Gợi ý tìm kiếm

Có thể mở tài khoản ngân hàng không cần CCCD không?

Tài khoản ngân hàng luôn góp một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với tài khoản ngân hàng, bạn có thể thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng mà không có quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, liệu tạo tài khoản ngân hàng có cần thiết sử dụng đến CCCD/CMND không? Hãy cùng ngân hàng ACB tìm hiểu trong bài viết này về cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND dễ nhất nhé!

Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng hiện nay?

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì các ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đa dạng. Hiện tại, có 4 loại tài khoản ngân hàng phổ biến, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản tín dụng và tài khoản vay vốn.

Tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là một loại tài khoản ngân hàng với chức năng cho phép bạn sử dụng để thanh toán các giao dịch hàng ngày. Tài khoản này thường được dùng để quản lý các hoạt động tài chính như nhận lương, thanh toán hóa đơn… hay mua sắm. Hiện tại, ngân hàng cung cấp nhiều tính năng nổi bật cho tài khoản thanh toán như ngân hàng trực tuyến, ứng dụng di động và hỗ trợ chuyển khoản trực tiếp. Điều này giúp bạn quản lý dòng tiền của mình cũng như các giao dịch mua hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Tài khoản thanh toán giúp mua hàng dễ dàng

Tài khoản thanh toán giúp mua hàng dễ dàng

Tài khoản tiết kiệm

Tài khoản tiết kiệm là loại tài khoản cho phép bạn gửi tiền và tích lũy dần số tiền trong tài khoản đó. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận được khoản tiền lãi dựa theo lãi suất mà ngân hàng đã ấn định từ trước. Lãi suất này có thể thay đổi tùy thuộc vào ngân hàng và loại tài khoản bảo hiểm, thông thường sẽ được tính theo tháng hoặc năm.

Tài khoản tiết kiệm là hình thức đầu tư tiền cho tương lai

Tài khoản tiết kiệm là hình thức đầu tư tiền cho tương lai

>>> Gửi tiền tiết kiệm tối thiểu là bao nhiêu tiền?

Tài khoản tín dụng

Tài khoản tín dụng ngân hàng là một dạng công cụ tài chính giúp bạn vay tiền để thực hiện các giao dịch hàng ngày với số tiền nằm trong một hạn mức nhất định. Đây là một hạn mức tín dụng mà bạn có thể sử dụng để mua hàng, rút tiền mặt hoặc chuyển số dư từ các tài khoản tín dụng khác. Tài khoản tín dụng mang đến sự tiện lợi cả khi giao dịch online hay hình thức truyền thống. Thông thường, loại tài khoản này sẽ đi kèm với một vài quyền lợi bổ sung như các chương trình ưu đãi, thưởng hàng tháng, hoàn tiền… hoặc các bảo hiểm du lịch.

>>> Top các thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay của ACB

Tài khoản tín dụng giúp mua hàng nhanh chóng

Tài khoản tín dụng giúp mua hàng nhanh chóng

Tài khoản vay vốn

Tài khoản vay vốn là loại tài khoản dùng cho mục đích vay tiền từ ngân hàng. Khi nộp đơn vay vốn đến ngân hàng, nếu đơn này được chấp thận thì bạn sẽ được ngân hàng mở một tài khoản vay vốn riêng. Tài khoản này được sử dụng để theo dõi số tiền đã vay, các điều kiện trả nợ vay, lãi suất vay… cũng như các khoản phí liên quan đến quá trình vay vốn của bạn. Tài khoản vay vốn này thường bao gồm số tiền gốc đã vay và số tiền lãi đã tích lũy. Khi đó, ngân hàng sẽ theo dõi các khoản thanh toán đã được thực hiện và cập nhật thông tin khoản vay tương ứng.

Tạo tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND được không?

Việc tạo tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND sẽ tùy theo từng trường hợp và theo từng ngân hàng khác nhau. Hiện nay, nhiều ngân hàng thực hiện tạo tài khoản đối với những đối tượng trên 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi không thể tạo tài khoản ngân hàng dưới bất kỳ hình thức nào. Mặc dù vậy, theo yêu cầu từ Ngân hàng Nhà Nước thì cần thiết phải có CCCD/CMND để đảm bảo việc mở tài khoản ngân hàng thành công.

Một cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND khác là sử dụng Hộ chiếu. Nhiều ngân hàng hiện nay cho mở tài khoản với Hộ chiếu một cách nhanh chóng tại quầy giao dịch hoặc thông qua ứng dụng điện thoại, website trực tuyến.

Ngân hàng ACB hỗ trợ các khách hàng từ 18 tuổi trở lên tạo tài khoản ngân hàng không hàng không cần CCCD/CMND bằng cách mở tài khoản trực tuyến. Với hình thức mở tài khoản này, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng chỉ sau 1 phút. Ngoài ra, bạn có thể tra cứu thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch và số dư ngay trên máy tính hoặc ứng dụng điện thoại mà không tốn quá nhiều thời gian.

Cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND

Điều kiện

Để có thể tạo tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên.

- Là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hạn.

Cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD không yêu cầu nhiều điều kiện

Cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD không yêu cầu nhiều điều kiện

Quy trình

Để tạo tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND, bạn cần chuẩn bị trước Hộ chiếu còn thời hạn và đến các quầy giao dịch ngân hàng ACB để thực hiện mở tài khoản. Bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản là hoàn thành xong thủ tục tạo tài khoản.

- Bước 1: Đến quầy giao dịch ngân hàng.

- Bước 2: Bạn sẽ cần cung cấp tên, thông tin cá nhân và Hộ chiếu hợp lệ để các giao dịch viên tiến hành mở tài khoản.

- Bước 3: Các giao dịch viên sẽ yêu cầu bạn tải ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động, sau đó gửi thông tin tài khoản đăng nhập và mật khẩu vào số điện thoại của bạn.

- Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng và hoàn tất thủ tục mở tài khoản.

Bạn nên lưu ý, cần đổi mật khẩu tài khoản ngân hàng ngay sau khi kích hoạt tài khoản thành công. Điều này tránh việc rò rỉ thông tin và giúp tài khoản được bảo mật tốt hơn.

Kết

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm tài khoản ngân hàng không cần CCCD/CMND. Hy vọng với những chia sẻ từ ngân hàng ACB thì bạn đã có thể chọn mở được một tài khoản của riêng mình một cách dễ dàng nhất.

>>> Làm thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập ở ngân hàng nào được?

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.