Gợi ý tìm kiếm

Cách tính và mẹo sử dụng miễn lãi thẻ tín dụng doanh nghiệp

Làm thẻ tín dụng doanh nghiệp là một trong những hoạt động cần thiết giúp các công ty giao dịch nhanh chóng và quản lý dòng tiền hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi quyết định mở thẻ ở đâu, bạn cần tìm hiểu kỹ về lãi suất thẻ tín dụng doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo lãi tín dụng không trở thành gánh nặng, ảnh hưởng đến nguồn tiền. 

Bài viết dưới đây, ACB sẽ chia sẻ về cách tính lãi thẻ tín dụng doanh nghiệp và 1 số mẹo giúp doanh nghiệp sử dụng thẻ hiệu quả!

Lãi suất thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản phí được tính dựa trên tổng số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng. Thông thường, lãi suất này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên năm (APR) và được tính theo khoảng thời gian hàng tháng.

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lãi suất trước khi chọn ngân hàng làm thẻ tín dụng doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lãi suất trước khi chọn ngân hàng làm thẻ tín dụng doanh nghiệp

Lãi suất thẻ tín dụng được tính dựa trên số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng và thường được tính trên tổng số tiền phải trả. Nếu bạn không thanh toán đầy đủ số tiền phải trả trước hạn, lãi suất sẽ được tính cho số tiền còn lại. Khoản phí này sẽ tiếp tục tính đến khi bạn trả đầy đủ số tiền đó.

Khi nào phát sinh lãi suất thẻ tín dụng?

Lãi suất thẻ tín dụng sẽ phát sinh trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:

Rút tiền mặt hoặc quy đổi ngoại tệ

Khi doanh nghiệp rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc quy đổi ngoại tệ, lãi suất sẽ bắt đầu tính ngay từ thời điểm rút tiền hoặc quy đổi ngoại tệ đó. Lãi suất sẽ được tính dựa trên tổng số tiền rút hoặc quy đổi ngoại tệ. Lãi suất này có thể cao hơn so với lãi suất thường được áp dụng cho giao dịch thẻ tín dụng thông thường.

>>> Cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng doanh nghiệp ACB

Quá hạn miễn lãi

Ngoài việc rút tiền mặt, quy đổi ngoại tệ, lãi suất sẽ tính khi bạn không thanh toán đầy đủ số tiền phải trả trước hạn. Lãi suất này sẽ được tính cho số tiền còn lại. Việc tính lãi suất sẽ kết thúc khi doanh nghiệp thanh toán đầy đủ số tiền vay từ ngân hàng.

Tuy nhiên, một số ngân hàng còn cung cấp thời gian ân hạn cho khoản nợ quá hạn. Khoảng thời gian ân hạn tư 15-20 ngày, tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn làm thẻ tín dụng doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để trả nợ mà không bị tính lãi suất.

>>> Ân hạn nợ gốc là gì? Cách tính ân hạn nợ gốc

Quá hạn trả nợ

Trong trường hợp bạn quá hạn trả nợ (bao gồm cả thời gian miễn lãi), lãi suất thẻ tín dụng sẽ bắt đầu tính từ thời điểm bạn quá hạn. Lãi suất sẽ được tính dựa trên số tiền còn lại trong khoản nợ. Thêm vào đó, bạn còn phải chịu một khoản phí trễ hạn và một số khoản phí khác liên quan đến quản lý nợ.

Doanh nghiệp chịu lãi và phí phạt nếu quá hạn trả nợ

Doanh nghiệp chịu lãi và phí phạt nếu quá hạn trả nợ

Ngoài việc chịu thêm phí phạt vì quá hạn, việc chậm trễ trả nợ thẻ tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong trường hợp bạn cần vay vốn từ ngân hàng. 

Thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng doanh nghiệp

Thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng doanh nghiệp là khoảng thời gian mà bạn không phải trả lãi suất trên số tiền bạn sử dụng từ ngày sử dụng đến hạn thanh toán. Thời gian này thường từ 45 đến 60 ngày và có thể thay đổi tùy theo quy định của ngân hàng.

Ví dụ, doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn vào ngày 1/5 và hạn thanh toán của thẻ là ngày 30/5. Nếu thời gian miễn lãi là 45 ngày, thì doanh nghiệp sẽ không phải trả lãi suất cho khoản nợ này nếu bạn trả nợ trước ngày 15/6.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng thời gian miễn lãi chỉ áp dụng cho số tiền sử dụng trong thời gian miễn lãi. Thời gian miễn lãi không áp dụng cho các khoản phí khác như phí rút tiền mặt, phí chuyển khoản, phí quản lý tài khoản và phí trễ hạn.

Cách tính lãi của thẻ tín dụng doanh nghiệp

Bên cạnh việc tìm hiểu lãi suất thẻ tín dụng doanh nghiệp, bạn cần hiểu kỹ về cách ngân hàng tính lãi. Nắm rõ cả 2 vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí cũng như lựa chọn làm thẻ tín dụng doanh nghiệp ở ngân hàng nào tốt nhất.

Các loại lãi suất thẻ tín dụng

Lãi thẻ tín dụng doanh nghiệp có 3 loại chính sau đây:

Lãi suất chung

Lãi suất chung là lãi suất được tính dựa trên số tiền nợ chưa được trả trước khi quá hạn. Lãi này không bao gồm các khoản phí khác như phí thẻ, phí giao dịch, phí rút tiền mặt, phí quản lý tài khoản, vv.

Lãi suất chung thường được các ngân hàng công khai và áp dụng cho các khoản nợ thường xuyên. Tuy nhiên, lãi suất chung từ 12 - 17%, tùy thuộc vào loại thẻ tín dụng, địa điểm, mức độ rủi ro của khoản nợ, v.v. 

Lãi rút tiền mặt

Đây là lãi suất áp dụng cho số tiền nợ được rút tiền mặt tại máy ATM hoặc POS. Lãi rút tiền mặt được coi là một khoản vay ngắn hạn, thường tính 3-5% tổng tiền mặt rút. 

Bên cạnh đó, ngân hàng còn áp dụng phí rút tiền mặt tùy thuộc vào số tiền rút và địa điểm rút tiền.  Do đó, nếu không cần thiết, nên tránh rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để tránh phải chịu lãi suất và các khoản phí cao. 

Lãi đổi ngoại tệ

Đây là lãi suất áp dụng khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để quy đổi ngoại tệ. Lãi suất đổi ngoại tệ thường phát sinh khi sử dụng thẻ ở giao dịch quốc tế. Mức lãi có thể giao động từ 2-4% tổng giá trị giao dịch hoán đổi ngoại tệ. Để biết mức lãi cụ thể, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng đăng ký làm thẻ tín dụng doanh nghiệp

Cách tính lãi thẻ tín dụng doanh nghiệp

Do thẻ tín dụng doanh nghiệp có nhiều loại lãi suất nên cách tính các loại lãi suất này cũng có sự khác biệt. Dưới đây là cách tính lãi suất của 1 số vài trường hợp cụ thể:

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng doanh nghiệp khi rút tiền mặt

Như trên đã nói, khi rút tiền mặt tại ATM hoặc POS, doanh nghiệp sẽ chịu mức phí khoảng 3 - 5% của tổng giá trị giao dịch. 

Mức lãi suất rút tiền mặt = Lãi suất chung + phí rút tiền mặt

Ví dụ: Doanh nghiệp rút 30 triệu đồng tiền mặt với chu kỳ thanh toán từ 1/5 đến 15/6 (45 ngày miễn lãi), mức lãi chung là 20%, phí rút tiền mặt là 3%. Đến ngày 20/6, doanh nghiệp thanh toán 30 triệu đồng (không phát sinh thêm giao dịch khác), các khoản phí cần thanh toán bao gồm:

- Phí phát sinh do rút tiền mặt: 30 triệu x 3% = 900.0000 VNĐ

- Lãi suất từ 1/5 - 20/6 là 30 triệu x 20%/365 x 50 ngày = 821.920 VNĐ

Tổng lãi phát sinh do rút tiền mặt là 900.000 + 821.920 = 1.721.920 VNĐ

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường chịu phí cao

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường chịu phí cao

Cách tính lãi suất khi thanh toán dịch vụ, hàng hóa

Khi thanh toán dịch vụ, hàng hóa, doanh nghiệp có thể phát sinh 2 trường hợp:

- Trả hết dư nợ trong thời gian miễn lãi. 

Trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán gốc vay và không phát sinh lãi suất.

Ví dụ: doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp có thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 1/5-30/5, ngày đáo hạn là 15/6, lãi suất chung là 20%/năm. Không có dư nợ đầu kỳ, từ 1/5 - 30/5 đã sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp để thanh toán:

- Mua hàng sắm thiết bị 30 triệu (ngày 8/5)

- Thanh toán hóa đơn 20 triệu (ngày 15/5)

- Ngày 10/6, doanh nghiệp trả ngân hàng tổng 50 triệu.

Như vậy, doanh nghiệp đã hoan thành thanh toán nợ trong thời gian miễn lãi, nên sẽ không phát sinh thêm phí.

- Thanh toán 1 khoản tối thiểu trong thời hạn miễn lãi

Tới hạn thanh toán, doanh nghiệp đã trả ít nhất 1 khoản tối thiểu theo quy định của ngân hàng. Vậy ngân hàng sẽ tính lãi cho tất cả các giao dịch tính từ ngày phát sinh giao dịch đầu tiên đến ngày trả nợ. Trong trường hợp, doanh nghiệp vẫn còn nợ, dư nợ còn lại này sẽ tiếp tục được tính lãi và được ghi trong kỳ sao kê tiếp theo.

Tiền lãi ngày ngày thanh toán là tổng lãi của các dự nợ

Trong đó lãi dư nợ tính = tổng tiền vay của từng kỳ x lãi suất chung/365 ngày x số ngày phát sinh giao dịch tiếp theo (mua hàng hoặc thanh toán nợ)

Cách tính lãi khi đã thanh toán 1 khoản tối thiểu trong thời hạn miễn lãi

Cách tính lãi khi đã thanh toán 1 khoản tối thiểu trong thời hạn miễn lãi

Ví dụ: Doanh nghiệp dùng thẻ tín dụng có 45 ngày miễn lãi. Chu kỳ thanh toán là từ 1/5-30/5, đáo hạn là 15/6, lãi suất chung là 20%/năm, dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền vay tín dụng. Doanh nghiệp không có dư nợ đầu kỳ và từ 1/5 - 30/5 đã sử dụng thẻ tín dụng để:

- Mua hàng sắm thiết bị 30 triệu (ngày 8/5). Dư nợ 1 là 30 triệu

- Thanh toán hóa đơn 20 triệu (ngày 15/5). Dư nợ 2 là 50 triệu

- Ngày 30/5, doanh nghiệp trả ngân hàng 30 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 20 triệu.

Vì doanh nghiệp đã trả đủ số dư tối thiểu là 30 triệu và dư nợ còn lại đến 15/6 vẫn còn 20 triệu thì tiền lãi sẽ bị tính bao gồm:

- Số dư nợ 1 (8/5 - 14/5): Tiền lãi = 30 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 115.070 VNĐ.

- Số dư nợ 2 (15/5 - 29/5): Tiền lãi = 50 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 410.960 VNĐ.

- Số dư nợ 3 (1/6 đến 15/6): Tiền lãi = 20 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 164.380 VNĐ.

Tổng lãi cần phải thanh toán vào 15/6 là: 115.070 VNĐ + 410.960 VNĐ + 164.380 VNĐ = 690.410 VNĐ

Ngoài ra, số tiền 20 triệu nợ ngân hàng sẽ tiếp tục được tính cho đến khi doanh nghiệp hoàn tất việc trả nợ

Cách tính lãi suất tín dụng doanh nghiệp khi quá hạn thanh toán

Đây là tình huống, doanh nghiệp không thanh toán kịp dư nợ tối thiểu (5-10% tổng giá trị chi tiêu theo quy định của ngân hàng), bạn sẽ bị phạt quá hạn.

Trong 60 ngày kể từ ngày đáo hạn, khoản thanh toán tối thiểu bị tính phí phạt trả chậm và lãi suất quá hạn. Số dư nợ còn lại (trừ khoản thanh toán tối thiểu) sẽ tính lãi trong hạn.

Doanh nghiệp sẽ chịu phí phạt nếu chậm thanh toán số tiền tối thiểu

Doanh nghiệp sẽ chịu phí phạt nếu chậm thanh toán số tiền tối thiểu

Sau 60 ngày, nếu doanh nghiệp vẫn không nộp đủ khoản thanh toán tối thiểu, tổng tiền nợ sẽ tính lãi quá hạn và phí phạt trả chậm.

Ví dụ: Doanh nghiệp dùng thẻ tín dụng có 45 ngày miễn lãi. Chu kỳ thanh toán là từ 1/5-30/5, đáo hạn là 15/6, lãi suất chung là 20%/năm, dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền vay tín dụng. Phí phạt trả chậm là 1.500.000 VNĐ (5% số dư tối thiểu phải trả). Doanh nghiệp không có dư nợ đầu kỳ và từ 1/5 - 30/5 đã sử dụng thẻ tín dụng để:

- Mua hàng sắm thiết bị 30 triệu (ngày 8/5). Dư nợ 1 là 30 triệu

- Thanh toán hóa đơn 20 triệu (ngày 15/5). Dư nợ 2 là 50 triệu

- Ngày 20/6, doanh nghiệp trả ngân hàng 30 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 20 triệu.

Đến ngày 15/6, doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán nợ tối thiểu, nợ là 50 triệu đồng sẽ bị tính lãi:

- Số dư nợ 1 (8/5 - 14/5): Tiền lãi = 30 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 115.070 VNĐ.

- Số dư nợ 2 (15/5 - 20/6): Tiền lãi = 50 triệu x 20%/365 x 36 ngày = 983.600 VNĐ.

- Tính phí trả chậm: (5% x 50 triệu) x 5% phí trả chậm = 125.000 < 1.500.000 nên tính phí trả chậm là 1.500.000 VNĐ

Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 20/6 là:

115.070 VNĐ + 983.600 VNĐ + 1.500.000 = 2.598.670 VNĐ

Ngoài ra, số tiền 20 triệu nợ ngân hàng sẽ tiếp tục được tính cho đến khi doanh nghiệp hoàn tất việc trả nợ

Mẹo sử dụng thẻ tín dụng để tận dụng thời gian miễn lãi

Thường ngân hàng sẽ cung cấp tối thiểu 45 ngày miễn lãi, doanh nghiệp nên tận dụng khoảng thời gian này để tối ưu chi phí. Dưới đây là 1 số mẹo, doanh nghiệp có thể áp dụng:

Giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán

Đầu chu kỳ thanh toán là khoảng thời gian giữa hai lần sao kê tài khoản. Nếu doanh nghiệp giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán, bạn có thêm nhiều thời gian để trả nợ trước khi lãi suất bắt đầu tính. Vì vậy, hãy sử dụng thẻ tín dụng vào đầu chu kỳ để tận dụng thời gian miễn lãi.

Kiểm tra lịch sử giao dịch và khả năng thanh toán

Trước khi sử dụng thẻ tín dụng, hãy kiểm tra lịch sử giao dịch và khả năng thanh toán của bạn để đảm bảo rằng bạn có thể trả tiền nợ đúng hạn. Hãy tính toán số tiền mà doanh nghiệp có thể trả trước khi sử dụng thẻ tín dụng.

Hạn chế thanh toán khi cận ngày sao kê

Khi cận ngày sao kê, doanh nghiệp nên hạn chế việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bởi đây là thời điểm mà các khoản phí và lãi suất được tính toán. Hãy tận dụng thời gian miễn lãi trước khi cận ngày sao kê để tránh chi trả thêm phí lãi.

Cài đặt thanh toán dư nợ tự động

Để đảm bảo không bỏ quên trả tiền nợ và tránh bị phạt vì quá hạn trả nợ, doanh nghiệp nên cài đặt thanh toán dư nợ tự động từ tài khoản ngân hàng. Hệ thống sẽ tự động trừ tiền từ tài khoản doanh nghiệp vào ngày đáo hạn.

Thanh toán hết dư nợ để được miễn lãi ở kỳ tiếp theo

Việc thanh toán hết dư nợ trước ngày đáo hạn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tính lãi suất và phí trong chu kỳ tín dụng tiếp theo. Điều này còn giúp tiết kiệm được chi phí và duy trì được tín dụng tốt với ngân hàng. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thanh toán đúng hạn và thường xuyên, ngân hàng có thể cân nhắc tăng hạn mức cho thẻ tín dụng doanh nghiệp.

ACB hiện đang cung cấp thẻ tín dụng cho doanh nghiệp ACB Visa Corporate với nhiều ưu điểm, giúp công ty dễ dàng quản lý tài chính.

Làm thẻ tín dụng doanh nghiệp ACB Visa Corporate, doanh nghiệp có thể:

- Chi tiêu trước, trả sau, với thời hạn miễn lãi đến 45 ngày

- Chủ động nguồn vốn nhanh chóng cho doanh nghiệp.

- Tách bạch chi tiêu cá nhân và chi tiêu trong công ty

Thẻ tín dụng doanh nghiệp ACB Visa Corporate

Thẻ tín dụng doanh nghiệp ACB Visa Corporate

- Thiết lập 30 thẻ phụ với ngưỡng chi tiêu cho từng thẻ, phân bổ chi tiêu cho từng nhân viên và theo dõi các giao dịch

- Quản lý chi phí và tài chính hiệu quả hơn thông qua việc theo dõi và kiểm soát các giao dịch trong 40 ngày gần nhất

- Báo cáo chính xác và chi tiết về tình hình dư nợ của các thẻ tín dụng phụ qua Email và tin nhắn

- Giảm lược quy trình, giấy tờ trong quản lý chi tiêu.

- Chương trình ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt dành cho các chủ thẻ ACB Visa Corporate.

- Bảo mật thông tin giao dịch cao, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thông tin và ngăn chặn rủi ro.

Trên đây là những thông tin về lãi thẻ tín dụng doanh nghiệp, cách tính và 1 số mẹo sử dụng tối ưu chi phí. Để tìm hiểu và làm thẻ tín dụng doanh nghiệp ACB Visa Corporate, hãy liên hệ ngay với ACB để được tư vấn, hỗ trợ.

>>> Lợi ích và điều kiện để mở thẻ tín dụng doanh nghiệp tại ACB là gì?

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.