Gợi ý tìm kiếm

Bảo lãnh ra nước ngoài là gì? Các quy định liên quan đến bảo lãnh

Bảo lãnh ra nước ngoài là hoạt động tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy các giao dịch, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nó cũng chứa những nguy cơ tiềm tàng, gây bất lợi cho cả 3 bên trong quan hệ bảo lãnh. Việt Nam có quy định gì về hoạt động này? Cùng ACB tìm hiểu ngay tại đây.

Bảo lãnh ra nước ngoài là gì?

Bảo lãnh ra nước ngoài là dịch vụ thường được sử dụng khi doanh nghiệp ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài. Đây là một giải pháp tối ưu trong việc tăng tính an toàn và hiệu quả khi hợp tác kinh doanh quốc tế. Thông thường, ngân hàng là bên đứng ra bảo lãnh trong mối quan hệ này.

Dịch vụ ngân hàng này giúp giảm thiểu những rủi ro về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Đảm bảo nghĩa vụ tài chính đã thỏa thuận và ký kết được thực hiện đủ và đúng thời hạn. Nâng cao sự tín nhiệm và độ an toàn giữa đôi bên thực hiện hợp tác kinh doanh quốc tế.

rong trường hợp tới hạn, bên được bảo lãnh (quý khách hàng) không thực hiện hoặc chưa thực hiện đủ và đúng nghĩa vụ tài chính, bên bảo lãnh (ngân hàng) sẽ trả thay. Đây là khoản vay mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ nhận và có trách nhiệm hoàn trả khoản nợ đó lại cho ngân hàng đúng thời hạn.

Để đảm bảo mức an toàn và độ tin cậy trong quá trình giao dịch quốc tế, việc tìm hiểu và quyết định chọn ngân hàng bảo lãnh rất quan trọng. Ngân hàng có độ uy tín cao sẽ tăng được tính bảo đảm cho giao dịch được tiến hành và hoàn tất thuận lợi.

ACB là một ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Doanh nghiệp có được sự bảo lãnh từ ACB sẽ tăng được độ uy tín của doanh nghiệp, chiếm được sự tin tưởng của đối tác nước ngoài. Qua đó tìm được nhiều nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và tốt hơn. 

Đảm bảo độ an toàn và tin cậy trong việc thực hiện đủ và đúng nghĩa vụ tài chính khi hợp tác kinh doanh quốc tế

Đảm bảo độ an toàn và tin cậy trong việc thực hiện đủ và đúng nghĩa vụ tài chính khi hợp tác kinh doanh quốc tế

Các quy định về điều chỉnh cho quan hệ bảo lãnh

Để có thể thực hiện điều chỉnh quan hệ bảo lãnh ra nước ngoài, quý doanh nghiệp cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Trước hết, để có thể điều chỉnh, cần đáp ứng được các điều kiện sau theo đúng quy định:

  • Doanh nghiệp của quý khách hàng phải có hồ sơ bảo lãnh đã thông qua phê duyệt. Đồng thời, trong quá trình bảo lãnh phải hoàn thành được ít nhất 50% giá trị của hợp đồng kinh doanh quốc tế được bảo lãnh.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp (bên được bảo lãnh) cần nhận được sự đồng thuận từ bên bảo lãnh (tức bên ngân hàng). Bên bảo lãnh còn phải cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho hợp đồng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp theo đúng quy định.
  • Ngoài ra, mục đích của việc điều chỉnh cho quan hệ bảo lãnh ra nước ngoài này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Cần đảm bảo việc điều chỉnh này không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cả 3 bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh.

 

Sau khi xác nhận đã thỏa tất cả các điều kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị và tiến hành các thủ tục sau một cách chính xác và hợp pháp:

  • Để có thể điều chỉnh quan hệ bảo lãnh ra nước ngoài, quý doanh nghiệp cần làm đơn xin điều chỉnh. Trong đơn cần xác định và ghi rõ lý do vì sao và mong muốn điều chỉnh. Ngoài lý do, nội dung điều chỉnh cũng cần xác định và trình bày rõ ràng.
  • Đính kèm với đơn xin điều chỉnh là các hồ sơ có liên quan khác. Hồ sơ gồm có: giấy tờ xác nhận đặt hàng, hợp đồng kinh doanh quốc tế và hợp đồng bảo lãnh, các giấy tờ hợp pháp của doanh nghiệp (bên được bảo lãnh) và bên ngân hàng (bên bảo lãnh).
  • Trong trường hợp mối quan hệ bảo lãnh ra nước ngoài đã được chấp thuận, doanh nghiệp phải thu hồi giấy chứng nhận bảo lãnh của ngân hàng. Sau đó mang giấy chứng nhận này đến ngân hàng để thực hiện thủ tục hoàn trả phiếu bảo lãnh ra nước ngoài.

 

Để đảm bảo việc điều chỉnh được thực hiện, ngoài điều kiện và thủ tục cần thiết còn cần thực hiện trong thời gian điều chỉnh hợp pháp. Sau đây là những quy định về thời hạn thực hiện điều chỉnh:

  • Việc điều chỉnh này được thực hiện trong thời gian còn lại theo thỏa thuận bảo lãnh ra nước ngoài. Trường hợp vượt quá thời gian này, việc điều chỉnh sẽ không được chấp thuận và thực hiện.
  • Doanh nghiệp cần lưu ý, việc thực hiện điều chỉnh được thông qua khi và chỉ khi trong thời hạn đã ký kết hợp đồng bảo lãnh. Đồng thời, thời hạn này được tính đến trước khi hết hạn hoàn tất bảo lãnh.
  • Bên cạnh việc đã ký kết hợp đồng bảo lãnh, còn phải hoàn tất giai đoạn đặt cọc và thanh toán. Đồng thời, lý do điều chỉnh phải là lý do đáng kể, cần thiết điều chỉnh. Như vậy, việc điều chỉnh quan hệ bảo lãnh ra nước ngoài mới được thông qua và thực hiện điều chỉnh.

 

Trong trường hợp thỏa các điều đã nói ở trên, nhưng không được chấp thuận thực hiện điều chỉnh, doanh nghiệp có quyền yêu cầu hoàn trả toàn bộ giá trị bảo lãnh. Nếu không hoàn trả, doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan đến giải quyết tranh chấp.

Tăng khả năng mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế

Tăng khả năng mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế

Ngôn ngữ được sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài

Tùy thuộc vào các bên tham gia và quy định ở quốc gia của bên đối tác hợp tác kinh doanh quốc tế mà ngôn ngữ được sử dụng khác nhau. Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài được viết bằng tiếng Anh, có bản dịch ra tiếng Việt.

Trong trường hợp, đối tác hợp tác kinh doanh quốc tế có yêu cầu khác về ngôn ngữ, thì ngôn ngữ đó cần được sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh. Đồng thời, các tài liệu liên quan đến hợp đồng cũng cần được dịch sang ngôn ngữ mà bên đối tác yêu cầu.

Chính vì vậy, việc làm rõ ngôn ngữ sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài là cần thiết. Hợp tác kinh doanh với nước ngoài cần phải rõ ràng và chính xác. Các bên cần tuân thủ đủ và đúng với quy định của quốc gia liên quan, nhằm thực hiện ủy thác bảo lãnh được chính xác và hiệu quả nhất.

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh ra nước ngoài cần làm rõ và thống nhất

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh ra nước ngoài cần làm rõ và thống nhất

Cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình bảo lãnh ra nước ngoài

Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, việc tranh chấp đổi khi không thể tránh khỏi. Lúc này, có thể hòa giải là tốt nhất, nếu không, cần có sự can thiệp của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.

Cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình bảo lãnh ra nước ngoài phụ thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, các cơ quan này sẽ được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng.

Tại Việt Nam, các bên tham gia quan hệ bảo lãnh khi xảy ra tranh chấp, có thể cùng nhau thương lượng trực tiếp để giải quyết vấn đề. Nếu không thương lượng giải quyết được, sẽ được đưa đến tòa án nhân dân và giải quyết dựa theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tranh chấp xảy ra tại thời điểm hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, đang thi công,... hoặc đang được thực hiện ở nước ngoài, các bên tham gia cần tìm hiểu rõ ràng. Việc giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của quốc gia đó.

Dịch vụ bảo lãnh ra nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính

Dịch vụ bảo lãnh ra nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính

Mong rằng bài viết này của ACB mang đến cho quý khách hàng thông tin hữu ích. Đặc biệt là về những quy định của pháp luật Việt Nam đối với bảo lãnh ra nước ngoài. ACB là ngân hàng lớn có uy tín hàng đầu Việt Nam, luôn tạo uy tín khách hàng, hài lòng đối tác. Chúc doanh nghiệp của quý khách hàng có thành công vượt trội!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.