Ấn độ thông báo lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng (không phải loại gạo truyền thống basmati) làm dấy lên lo ngại về lạm phát lương thực toàn cầu gia tăng hơn nữa sau khi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen giữa Nga - Ukraine hết hiệu lực đã đẩy giá lúa mình và ngô lên cao. Theo cơ quan quản lý thị trường Ấn độ cho biết lệnh cấm xuất khẩu nhằm hạ giá thành gạo và đảm bảo mức dự trữ an toàn ở thị trường nội địa. Giá gạo đã tăng 11,5% trong năm vừa qua và 3% vào tháng trước với khối lượng xuất khẩu trong quý II/2023 tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022. Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% lượng xuất khẩu toàn cầu tiếp theo là đến Thái Lan và Việt Nam (nơi giá gạo 5% tấm cũng tăng trong năm nay).
Giá ngũ cốc tăng cao tiếp tục gây áp lực gia tăng lên lạm phát lương thực toàn cầu. Trước đó vào tháng 9 năm ngoái, Ấn độ đã áp thuế 20% đối với gạo trắng xuất khẩu chưa xay xát, gạo lứt đã xay xát, gạo bán thành phẩm và gạo nguyên cám. Nước này đang phải đối mặt với tình trạng giá lương thực tăng cao trong những tuần gần đây sau khi thời tiết cực đoan với mưa và gió mùa lớn đã gây thiệt hại cho mùa màng và làm gián đoạn hoạt động vận chuyển các loại nông sản.
Các dự báo cho thấy tồn kho gạo toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua, khoảng 170 triệu tấn, vào cuối năm nay do thời tiết khắc nghiệt sẽ tàn phá mùa màng và làm giảm năng suất canh tác trong những tháng tới đặc biệt là hiện tượng El Nino diễn biến khó lường. Sự thắt chặt nguồn cung tại thị trường gạo có thể tác động trực tiếp đến giá lúa mì vì cả 2 đều là nguồn lương thực chính thay thế cho nhau. Giá lúa mì đã tăng 11% trong năm nay, trong khi giá ngô tăng gần 9%.