Gợi ý tìm kiếm

Làm sao để tránh rủi ro về tài sản doanh nghiệp?

Hiện nay trong kinh doanh vấn đề rủi ro về tài sản là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Làm sao để tránh rủi ro về tài sản trong doanh nghiệp? Dưới đây ACB chia sẻ một số biện pháp quản lý rủi ro và phòng ngừa để tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp

Trong kinh doanh, việc đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp là một quá trình rất quan trọng để kiểm tra, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ biết được các rủi ro tiềm tàng và áp dụng các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu rủi ro và tăng cường bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Dưới đây là cách để đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp:

Xác định tài sản của doanh nghiệp

Tài sản vật chất: là các loại tài sản vật chất mà doanh nghiệp sở hữu gồm:

- Cơ sở vật chất và văn phòng: bao gồm văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi, cơ sở sản xuất, khuôn viên thuộc doanh nghiệp.

- Máy móc và thiết bị: bao gồm thiết bị sản xuất, máy móc, công cụ, máy tính, phần cứng và các thiết bị khác trong hoạt động kinh doanh.

- Hàng tồn kho: Gồm các mặt hàng sản phẩm doanh nghiệp đang sở hữu và trong quá trình sản xuất, đang phân phối hoặc bán.

- Phương tiện giao thông: Bao gồm các phương tiện đi lại vận chuyển như ô tô, xe tải, xe máy, đối với các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực vận chuyển hoặc giao nhận hàng hóa.

Tài sản vô hình: Đây là loại tài sản không có hình thức vật chất nhưng lại có giá trị về kinh tế bao gồm:

- Thương hiệu và nhãn hiệu: Gồm tên thương hiệu, slogan, logo và các yếu tố liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp.

- Bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ: Gồm các bằng sáng chế, quyền tác giả, bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác mà doanh nghiệp sở hữu.

- Thông tin và dữ liệu: Bao gồm thông tin khách hàng và cơ sở dữ liệu, thông tin nội bộ, dữ liệu quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng và bảo vệ.

- Quyền sử dụng đất và cái quyền liên quan đến tài sản đất đai và các tài nguyên khác.

Đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp

Đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp 

Đánh giá rủi ro của các tài sản này

Đánh giá rủi ro tài sản doanh nghiệp là quá trình xác định, đánh giá các nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến các tài sản cụ thể của doanh nghiệp. Quá trình này giúp xác định mức độ rủi ro, nguy hiểm từ đó đưa ra cách quản lý rủi ro phù hợp và các biện pháp phòng ngừa. Sau đây là những bước để đánh giá rủi ro tài sản:

Bước 1: Xác định và liệt kê các rủi ro tài sản doanh nghiệp mà bạn muốn đánh giá. Ví dụ như văn phòng, tòa nhà, thiết bị, hàng tồn kho hoặc các loại tài sản vô hình như thương hiệu, dữ liệu, các quyền sở hữu….

Bước 2: Xác định các nguy cơ tiềm ẩn, xem xét các yếu tố là nguyên nhân để gây ra rủi ro cho các tài sản đã xác định bao gồm hỏa hoạn, mất mát, cướp, hư hỏng vật chất, rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, rủi ro công nghệ thông tin và rủi ro liên quan đến nhân viên, khách hàng.

Bước 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng mà mỗi nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra đối với các tài sản. Doanh nghiệp cần xác định mức độ thiệt hại có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín, khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá xác suất xảy ra của từng nguy cơ. Doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu, lịch sử thông tin thị trường và các yếu tố khác để xác định nguy cơ xảy ra các rủi ro không mong muốn.

Bước 5: Dựa vào mức độ ảnh hưởng và xác suất xảy ra,

Các giải pháp để tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp

Để tránh các rủi ro tài sản trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp và biện pháp phòng ngừa sau đây:

Điều chỉnh cấu trúc tài sản

Điều chỉnh cấu trúc tài sản là quá trình nhằm tối ưu hóa và sử dụng tài sản để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

Các biện pháp để điều chỉnh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp:

- Xem xét danh mục tài sản hiện có và xác định tài sản nào có thể tối ưu hóa hoặc loại bỏ. Gồm những việc như bán, thuê, loại bỏ các tài sản không cần thiết, không phù hợp, không có hiệu quả trong chiến lược kinh doanh.

- Đầu tư vào tài sản chiến lược là xác định các tài sản cần thiết để phát triển kinh doanh và đảm bảo sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Gồm những việc cải thiện cơ cấu hạ tầng, đầu tư công nghệ tiên tiến, mở rộng sản xuất để nâng cao năng xuất cho doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa danh mục tài sản là cách để giảm thiểu rủi ro tài sản doanh nghiệp, tăng cường khả năng duy trì của doanh nghiệp. Đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau như bất động sản, trái phiếu, chứng khoán, tiền mặt…

Điều chỉnh cấu trúc tài sản - một trong những giải pháp hàng đầu

Điều chỉnh cấu trúc tài sản - một trong những giải pháp hàng đầu

Bảo vệ tài sản bằng bảo hiểm rủi ro tài sản

Sau đây là mục đích của bảo hiểm rủi ro tài sản:

- Giúp các tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân phòng ngừa các rủi ro bất ngờ xảy ra mà chúng ta thể đoán trước được mục đích để hạn chế tổn thất, bảo toàn tài sản, vốn của doanh nghiệp.

- Khi xảy ra rủi ro bất ngờ trong phạm vi của bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo điều khoản của bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp theo các khoản trong hợp đồng.

Hiện nay, ngân hàng ACB đang cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm , giúp doanh nghiệp chủ động phòng tránh, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản doanh nghiệp. Các sản phẩm bảo hiểm này bao gồm:

- Cháy và các rủi ro đặc biệt: bảo vệ tài sản trước những tổn thất, rủi ro xảy ra do cháy, nổ, giông bão...

- Mọi rủi ro tài sản: đây là sản phẩm giúp bảo toàn tài sản doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Gián đoạn kinh doanh: Bảo hiểm cho những tổn thất về lợi nhuận kinh doanh do sự sụt giảm về doanh thu hoặc gia chi phí kinh doanh tăng lên.

- Bảo hiểm xe cơ giới: bảo vệ tài sản là xe cơ giới trước những rủi ro như sự cố va chạm gây hư hại tài sản hoặc mất cấp

- Bảo hiểm hàng hoá: đây là sản phẩm bảo hiểm giúp người tham gia được bồi thường những tổn thất về hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển.

- Những bảo hiểm khác: Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm tàu...

Mỗi sản phẩm bảo hiểm có những phạm vi, điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, để lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm phù hợp, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất của ACB để được tư vấn chi tiết.

Bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp là 1 trong những giải pháp tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp

Bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp là 1 trong những giải pháp tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp 

Tăng cường giám sát và kiểm soát tài sản

Tăng cường giám sát và kiểm soát tài sản là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp.

Xác nhận và ghi nhận đầy đủ thông tin về các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm danh sách, giá trị, vị trí của từng tài sản. Điều này giúp tại một hệ thống quản lý tài sản và nắm bắt được tình hình tài sản hiện có.

Thiết lập các quá trình kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc sử dụng tài sản theo đúng quy định và mục đích của doanh nghiệp.

KIểm tra và kiểm toán định kỳ để xác minh tính chính xác và tồn tại của tài khoản tránh sự mất mát, lạm dụng hoặc vi phạm quy định liên quan đến tài sản và kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục.

Diversification: Phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau là một giải pháp rất hiệu quả để bảo vệ tài sản doanh nghiệp. Biện pháp này còn gọi là Diversification.

Khi đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, một rủi ro xảy ra tại một lĩnh vực có thể bù đắp bởi sự tăng trưởng hoặc ổn định của lĩnh vực khác . Điều này giúp giảm thiểu tác động tổng thể của rủi ro và làm giảm nguy cơ do một lĩnh vực duy nhất gặp khó khăn.

Ngoài mua bảo hiểm rủi ro tài sản, doanh nghiệp cần tìm nhiều biện pháp phòng ngừa khác

Ngoài mua bảo hiểm rủi ro tài sản, doanh nghiệp cần tìm nhiều biện pháp phòng ngừa khác

Các yếu tố cần lưu ý khi thực hiện các giải pháp tránh rủi ro

Sau đây là các yếu tố cần lưu ý khi thực hiện các giải pháp tránh rủi ro cho doanh nghiệp:

Chi phí và hiệu quả của các giải pháp

Xem xét tính hiệu quả và khả năng thực hiện của các giải pháp. Doanh nghiệp cần đánh giá chi phí, nguồn lực, thời gian và khả năng triển khai để đảm bảo rằng giải pháp được lựa chọn là khả thi và mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thời gian và công sức đầu tư

Trước khi thực hiện bất kỳ giải pháp nào cần phải tính toán thời gian và công sức thực hiện. Chọn các giải pháp phù hợp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro. Có thể áp dụng nhiều các giải pháp bao gồm việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, mua bảo hiểm, thay đổi cấu trúc tài sản, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các yêu cầu pháp lý và quản lý liên quan

Luật pháp quy định doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định liên quan đến tài sản bao gồm luật về bảo vệ tài sản, luật an ninh thông tin, luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan khác doanh nghiệp phải nắm rõ các yêu cầu pháp lý này.

Doanh nghiệp nên thiết lập chính sách và quy định nội bộ liên quan đến bảo vệ dữ liệu thông tin quy định về quản lý tài sản vật chất và tài sản vô hình.

Chính sách và quy định nội bộ này giúp đảm bảo rằng việc quản lý rủi ro tài sản được thực hiện một cách chuẩn mực và nhất quán trong toàn doanh nghiệp.

Quy trình quản lý rủi ro và những yếu tố cần lưu ý

Quy trình quản lý rủi ro và những yếu tố cần lưu ý 

Kết Luận

Bài viết trên đã cập nhật những thông tin mới nhất để tránh rủi ro tài sản doanh nghiệp và các yếu tố cần lưu ý khi thực hiện. Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tài sản doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc tham gia các sản phẩm bảo hiểm đã được đề cập trong bài. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm bảo hiểm của ACB, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với ACB theo các cách sau:

- Đặt lịch hẹn

- Đến Chi nhánh/ Phòng giao dịch gần nhất

- Trung tâm dịch vụ khách hàng 247: 1900 54 54 86 - 028 38 247 247 

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.