Mặc dù pháp luật không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng nhưng có lẽ nhu cầu này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo thống kê, có tới 90% Chi cục Thuế đang yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức trực tuyến để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Ngoài ra, việc sở hữu tài khoản ngân hàng cũng giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách thuận tiện hơn trong các giao dịch với khách hàng và đối tác. Vì vậy, mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến qua ngân hàng tuy không bắt buộc nhưng vẫn là một việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay.
Khác với tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp là một loại tài khoản ngân hàng được mở bởi một đơn vị hoặc một tổ chức thay vì một cá nhân. Mục đích của việc mở tài khoản doanh nghiệp này là để giao dịch và thanh toán các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (thanh toán tiền hàng cho đối tác, lương thưởng, điện nước….
Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN, tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức là pháp nhân, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân,... sẽ được phép mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trong nước và cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản thanh toán thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
Mở tài khoản doanh nghiệp giúp quý công ty nhận được nhiều lợi thế hơn
Tài khoản doanh nghiệp là một trong những công cụ hữu ích, giúp cho việc vận hành doanh nghiệp được hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong các giao dịch thanh toán hơn. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến và điện tử ngày càng tăng cao. Một số lợi ích mà các doanh nghiệp khi mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
Việc sử dụng tài khoản ngân hàng mang lại khá nhiều những giá trị đặc biệt trong việc quản lý dòng tiền cũng như điều hành công ty. Những lợi ích đó bao gồm:
- Nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài,… mà không nhất thiết phải đến ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
- Thể hiện được tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, nhất là trước đối tác và khách hàng của công ty.
- Thuận tiện và minh bạch trong giao dịch với khách hàng. Từ đó, tiết kiệm thời gian đôi bên
- Kiểm soát, quản lý hiệu quả việc chi tiêu cũng như các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp.
- Được chứng minh hợp lệ đối với những hóa đơn mua hàng hoặc dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng.
Sở hữu tài khoản ngân hàng riêng sẽ thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp
Một lợi ích nữa khi công ty bạn sở hữu tài khoản doanh nghiệp đó là khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số trường hợp. Bởi theo Luật Thuế TNDN thì thuế thu nhập của một doanh nghiệp sẽ bao gồm 2 loại: những khoản không được khấu trừ và những khoản chi được khấu trừ. Điều này căn cứ theo những quy định sau: Khoản 5 Điều 1 (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) được sửa đổi năm 2013, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN) và tại Khoản 3 Điều 1 (Luật số 71/2014/QH13 về thuế) được sửa đổi 2014. Trong đó, doanh nghiệp của bạn sẽ được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đạt đủ các điều kiện sau đây:
- Những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bạn
- Là những khoản chi dành cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Những khoản chi phí để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Những khoản chi có đầy đủ các hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hóa đơn mua hàng hóa/ dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp phải có những chứng từ thanh toán rằng không sử dụng tiền mặt (nghĩa là những khoản chi phí này phải được giao dịch bằng tài khoản doanh nghiệp). Trừ những trường hợp ngoại lệ, không bắt buộc bạn phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng phải tuân theo quy định.
Ngoài việc được khấu trừ vào thuế TNDN thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định của Thông tư 173/2016 đã được sửa đổi và bổ sung, Thông tư 219/2013/TT-BTC cùng Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính nước ta ban hành, điều kiện để nhận được khấu trừ thuế giá trị gia tăng là doanh nghiệp cần có:
- Những chứng từ không dùng tiền mặt để thanh toán đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm hàng hóa nhập khẩu) có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên, trừ những trường hợp tổng giá trị đơn hàng mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng đã có thuế GTGT.
**Lưu ý: Chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt là những chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng (bằng tài khoản doanh nghiệp) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.
- Những chứng từ thanh toán qua ngân hàng đó của doanh nghiệp được hiểu như chứng từ xác minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua (tài khoản doanh nghiệp) sang tài khoản của bên bán. Các tài khoản này sẽ được mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Các ngân hàng) theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một ngân hàng uy tín tại Việt Nam mà bạn có thể cân nhắc đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
>>> Cách hạch toán tài khoản ký quỹ doanh nghiệp
Đầu tiên, để mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến tại Ngân hàng ACB, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Cụ thể, đây là các giấy tờ gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản doanh nghiệp online tại Ngân hàng ACB
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam)
- Giấy phép hoạt động (nếu có)
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bạn có thể tiến hành mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến tại Ngân hàng ACB bằng cách thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của Ngân hàng ACB và đăng nhập vào hệ thống dịch vụ trực tuyến.
- Bước 2: Chọn mục "Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến" trên giao diện của hệ thống.
- Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin trong mẫu đăng ký tài khoản doanh nghiệp trực tuyến, bao gồm các thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, thông tin liên hệ và thông tin tài khoản ngân hàng.
- Bước 4: Nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho Ngân hàng ACB.
- Bước 5: ACB tiếp nhận hồ sơ KH và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ. Sau đó tiến hành mở tài khoản và thông báo số tài khoản cho khách hàng
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, Doanh nghiệp đã có thể sử dụng tài khoản doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch thanh toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, để sử dụng tài khoản doanh nghiệp trực tuyến một cách an toàn và đảm bảo, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Bảo mật thông tin tài khoản của doanh nghiệp: Tránh tiết lộ thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập tài khoản doanh nghiệp cho bất kỳ ai ngoài doanh nghiệp của bạn.
- Kiểm tra thường xuyên các giao dịch thanh toán được thực hiện từ tài khoản doanh nghiệp trực tuyến của bạn để phát hiện và khắc phục những vấn đề có thể xảy ra.
- Sử dụng các phương thức xác thực bảo mật hiệu quả như mã OTP (One-Time Password) để đảm bảo tính bảo mật trong quá trình sử dụng tài khoản doanh nghiệp trực tuyến.
Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến ngay tại ACB
Với những thông tin và hướng dẫn trên, hy vọng các công ty có thể hiểu rõ hơn về cách mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến tại Ngân hàng ACB và cách sử dụng tài khoản này một cách an toàn và hiệu quả.
>>> Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.