Gợi ý tìm kiếm

Doanh nghiệp có thể đăng ký bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Sự phát triển của công nghệ giúp các giao dịch tài chính của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tinh gọn hơn. Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát dòng tiền ra, vào 1 cách hiệu quả. Việc đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp trở thành 1 điều tất yếu. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản? Làm sao để kiểm soát các tài khoản hiệu quả, cùng ACB tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của việc đăng ký tài khoản doanh nghiệp

Doanh nghiệp đăng ký tài khoản ngân hàng để kiểm soát tốt hơn dòng tiền ra, vào. Tài khoản ngân hàng ghi nhận các giao dịch gửi tiền, rút tiền giúp doanh nghiệp theo dõi được lượng tiền ra, vào. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đối chiếu các giao dịch dễ dạng trên sao kê tài khoản.

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích

Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện thanh toán hóa đơn, thực hiện nghĩa vụ tài chính nhanh chóng. Thay vì ra ngân hàng hoặc Kho bạc để đóng thuế, thanh toán hóa đơn, doanh nghiệp có thể thực hiện ngay trên tài khoản ngân hàng bất cứ lúc nào. Thêm nữa, hiện nay các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng cho phép doanh nghiệp thiết lập các giao dịch định kỳ hoặc tự động. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính định kỳ như đóng thuế, trả lương cho nhân viên, thanh toán hóa đơn nhà cung cấp,...

Ngoài ra, với các giao dịch tài chính từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp cần phải thực hiện qua tài khoản công ty để được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đầu vào. Việc giao dịch qua tài khoản công ty giúp tạo ra bằng chứng và minh chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp đã tiêu thụ các hàng hóa hoặc dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau.

Những bằng chứng này sẽ được sử dụng trong quá trình kiểm tra và thanh tra thuế, giúp doanh nghiệp chứng minh việc khấu trừ thuế đầu vào là hợp lệ và phù hợp với quy định pháp luật. Thông qua tài khoản công ty, doanh nghiệp có thể thu thập và lưu trữ các hóa đơn, biên lai và giấy tờ liên quan đến các giao dịch, từ đó giúp quản lý tài chính một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro vi phạm quy định thuế.

Việc đăng ký tài khoản doanh nghiệp cũng tạo sự chuyên nghiệp, minh bạch trong các giao dịch tài chính với đối tác. Sử dụng tài khoản doanh nghiệp giúp tạo ra các bằng chứng, lịch sử giao dịch minh bạch và rõ ràng nhằm tránh hiểu lầm và tranh chấp trong quá trình thanh toán. Việc giao dịch cũng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi bất kể đối tác ở đâu.

Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Hiện chưa có quy định số lượng tài khoản ngân hàng mà 1 doanh nghiệp có thể mở. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét mở tài khoản với mục đích cụ thể và tuân thủ các quy định của ngân hàng và cơ quan quản lý tài chính. Việc mở quá nhiều tài khoản có thể dẫn đến chi phí duy trì cao, phức tạp quá trình quản lý tài chính, và làm giảm tính hiệu quả trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Thường thì doanh nghiệp sẽ mở ít nhất một tài khoản thanh toán chính để thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như hưởng các khấu trừ thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở các tài khoản phụ dành riêng cho các mục đích cụ thể như đầu tư, trả lương cho nhân viên, hoặc quản lý chi tiêu dự án.

Nếu cần mở nhiều tài khoản, doanh nghiệp nên liên hệ với ngân hàng để tìm hiểu về quy định cụ thể và yêu cầu của từng loại tài khoản. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định hợp lý và tối ưu trong việc quản lý tài chính.

Có cần đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế?

Hiện chưa có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế. Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng thường được yêu cầu khi doanh nghiệp đăng ký và làm thủ tục với cơ quan thuế để thực hiện các nghĩa vụ thuế và liên quan đến việc thanh toán thuế.

Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản tại 1 ngân hàng?

Số lượng tài khoản mà doanh nghiệp có thể mở tại một ngân hàng không có giới hạn cứng. Tuy nhiên, việc mở quá nhiều tài khoản có thể dẫn đến chi phí phụ phí và làm phức tạp quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có các chính sách riêng về việc mở tài khoản và có thể yêu cầu các điều kiện khác nhau cho từng loại tài khoản. Điều này có thể bao gồm các yêu cầu về số tiền tối thiểu để mở tài khoản hoặc loại tài khoản được mở trong các trường hợp cụ thể. 

Chẳng hạn như tại ACB, ngoài tài khoản chính để giao dịch, doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi, tài khoản giao dịch chứng khoán, tài khoản ký quỹ...

Đăng ký tài khoản ngân hàng bao lâu thì có?

Thời gian xử lý đơn đăng ký tài khoản ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng ngân hàng và loại tài khoản mà doanh nghiệp đăng ký. Thông thường, quá trình đăng ký đòi hỏi một số thủ tục và kiểm tra thông tin từ phía ngân hàng. 

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, ngân hàng sẽ mở tài khoản và thông báo số tài khoản bằng cách thức liên hệ mà doanh nghiệp đăng ký. Để biết rõ thời gian xử lý đăng ký tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng.

Nên mở tài khoản ở ngân hàng nào?

Doanh nghiệp có thể đăng ký eForm để mở tài khoản công ty

Doanh nghiệp có thể đăng ký eForm để mở tài khoản công ty

Doanh nghiệp có thể mở tài khoản doanh nghiệp ở bất cứ ngân hàng nào. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có thủ tục và quy trình mở tài khoản khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần liên hệ để được tư vấn kỹ. Khi lựa chọn ngân hàng mở tài khoản, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ uy tín, chính sách ưu đãi cũng như dịch vụ khách hàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Khi mở tài khoản tại ngân hàng ACB, doanh nghiệp có thể chọn tài khoản số đẹp, miễn các loại phí quản lý tài khoản thanh toán, phí nộp tiền mặt vào tài khoản, phí chuyển khoản trong ngoài hệ thống, phí chuyển khoản theo danh sách.... Ngoài ra, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn gói dịch vụ đi kèm (nộp thuế điện tử, chi lương, nộp thuế hải quan, tiền gửi có kỳ hạn...) tùy theo nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp. 

5 bước đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại ACB

Việc đăng ký tài khoản ngân hàng rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện 5 bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang web của Ngân hàng ACB tại acb.com.vn.

Bước 2: Chọn mục "Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến" trên giao diện của ACB.

Bước 3: Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin trong mẫu đăng ký tài khoản doanh nghiệp trực tuyến, bao gồm các thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, cùng các  thông tin liên hệ.

Bước 4: Nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng ACB.

Bước 5: ACB tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp sau đó tiến hành kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, ACB sẽ tiến hành mở tài khoản và thông báo số tài khoản cho khách hàng.

Lưu ý khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp

Khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp, khách hàng cần lưu ý khi thực hiện các giao dịch chuyển và rút tiền như sau:

Với giao dịch rút tiền từ tài khoản doanh nghiệp bằng séc, khách hàng cần có:

- Thông tin và giấy ủy nhiệm chi của doanh nghiệp;

- Séc của ngân hàng đã mở tài khoản doanh nghiệp;

- Séc có chữ ký của người đại diện pháp luật và dấu mộc của doanh nghiệp.

Khi cần thanh toán tiền cho đối tác, doanh nghiệp cần lưu ý bên người nhận phải là tài khoản công ty. Do việc sử dụng tài khoản doanh nghiệp chuyển khoản vào tài khoản cá nhân là không đúng luật, có thể dẫn đến phạt hành chính. 

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến việc đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu mở tài khoản tại ACB, vui lòng liên hệ với ACB để được tư vấn và hỗ trợ.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.