Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng như chi tiêu, thanh toán hóa đơn, rút tiền mặt. Có nên sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt không? Cùng ACB tìm hiểu việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua bài viết dưới đây.
Sử dụng thẻ thanh toán ACB để rút tiền mặt
Có rút được tiền mặt từ thẻ tín dụng?
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là cách chủ thẻ rút tiền mặt tại máy ATM bằng thẻ tín dụng thay vì sử dụng thẻ ghi nợ. Số tiền rút sẽ tính vào dư nợ của tài khoản tín dụng mà không tính từ giao dịch rút tiền từ tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm của chủ thẻ.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là giải pháp hiệu quả cho những khách hàng cần tiền để chi tiêu sinh hoạt hoặc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục vay vốn. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều hạn chế mà chủ thẻ cần phải biết.
Thẻ tín dụng ngoài chức năng thanh toán chi tiêu, mua sắm còn có thể sử dụng để rút tiền mặt. Có nên dùng tín dụng như một chiếc thẻ rút tiền mặt? Cùng ACB tìm hiểu những ưu nhược điểm của việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng dưới đây.
Rút tiền nhanh chóng tại máy ATM: Với chiếc thẻ tín dụng, khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ máy ATM nào vào mọi thời điểm một cách nhanh chóng.
Rút tiền nhanh chóng tại máy ATM
- Không yêu cầu thủ tục giấy tờ: Khách hàng sẽ không phải thực hiện các thủ tục vay vốn và đợi xét duyệt hồ sơ mà chỉ cần sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.
- Miễn phí rút tiền mặt và rút đến 100% hạn mức tín dụng: một số dòng thẻ tín dụng của ACB như thẻ tín dụng quốc tế ACB JCB Gold và thẻ tín dụng nội địa ACB Express miễn phí rút tiền mặt tại tất cả ATM và Chi nhánh/Phòng giao dịch ACB trên toàn quốc và rút đến 100% hạn mức tín dụng.
- Rút tiền khi trong thẻ không có tiền: Đặc điểm của thẻ tín dụng là chi trước trả sau, do vậy mà khách hàng có thể rút tiền từ thẻ tín dụng khi trong thẻ không có tiền. Đây là điểm nổi bật của thẻ tín dụng so với các thẻ thanh toán khác là phải có tiền trong thẻ mới rút được tiền.
Ví dụ: thẻ thanh toán ACB gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước của ACB, khách hàng phải có tiền trong tài khoản thẻ thì mới có thể rút tiền mặt. Đối với thẻ tín dụng ACB thì khách hàng có thể rút tiền khi trong thẻ không có tiền.
>>> 6 tiêu chí lựa chọn thẻ tín dụng bạn cần biết
Ngoài những ưu điểm trên, sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt cũng có một số nhược điểm như sau:
- Phí rút tiền cao:
Mức phí rút tiền mặt của hầu hết thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với thẻ ghi nợ. Mỗi ngân hàng sẽ có mức quy định mức phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khác nhau trên tổng số tiền rút. Nếu rút càng nhiều thì mức phí rút tiền sẽ càng lớn.
Phí rút tiền bằng thẻ tín dụng cao
Ngoài ra, thẻ tín dụng của một số ngân hàng còn áp dụng mức phí rút tiền mặt tối thiểu là 50.000 đồng. Ví dụ, khách hàng rút 1.000.000 đồng từ thẻ tín dụng, phí rút tiền là 2% thì số tiền phí sẽ là 20.000 đồng. Tuy nhiên khách hàng sẽ phải chịu mức phí tối thiểu là 50.000 đồng.
- Không rút được hết tiền trong hạn mức quy định của thẻ:
Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước để rút tiền mặt thì có thể rút được tối đa số tiền có trong thẻ. Nhưng đa phần thẻ tín dụng chỉ rút được tối đa 30-70% hạn mức thẻ.
Vì vậy, dùng thẻ tín dụng để rút tiền chỉ phù hợp với trường hợp khách hàng cần tiền gấp và với số tiền không lớn.
- Áp lãi suất cao ngay lập tức:
Bình thường khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được miễn lãi trong một khoảng thời gian. Thời gian miễn lãi của mỗi ngân hàng là khác nhau và dao động từ 45-55 ngày. Khách hàng trả tiền trong thời hạn thanh toán sẽ không phát sinh lãi.
Tuy nhiên khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ bị tính lãi số tiền đã rút ngay từ thời điểm rút tiền đến khi hoàn trả số tiền bao gồm cả gốc và lãi. Đây là lý do khách hàng cần cân nhắc khi rút tiền từ thẻ tín dụng.
- Ảnh hưởng điểm tín dụng:
Việc rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách hàng vì sử dụng không đúng mục đích. Khi bị đánh giá điểm tín dụng xấu, khách hàng sẽ khó khăn trong các giao dịch khác với ngân hàng như gia tăng hạn mức tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cung cấp.
- Dễ mất khả năng thanh toán dư nợ:
Phí và lãi rút tiền cao sẽ dẫn đến dư nợ tín dụng của khách hàng tăng cao, nếu để lâu số dư nợ đó sẽ tăng nhanh và ngoài khả năng chi trả của khách hàng. Vì vậy, trước khi rút tiền bằng thẻ tín dụng, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Nên dùng tín dụng làm thẻ rút tiền mặt khi nào?
Bài viết phía trên đã nêu lên những ưu, nhược điểm của việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Vậy, khách hàng nên dùng thẻ tín dụng làm thẻ rút tiền mặt trong những trường hợp gấp, không có thời gian thực hiện thủ tục vay ngân hàng.
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu cao trong việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì nên lựa chọn loại thẻ tín dụng chuyên về rút tiền mặt như ACB JCB Gold hoặc ACB Express để giảm thiểu tối đa phí rút tiền mặt và rút được tối đa hạn mức tín dụng.
Khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, khách hàng có thể gặp một số rủi ro sau:
- Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng không phải là mục đích chính khi sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, khách hàng sẽ không nhận được các ưu đãi của ngân hàng khi thực hiện giao dịch này.
- Nhanh chóng trả số tiền đã rút từ thẻ tín dụng. Nếu rút tiền bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ mất phí và một khoản lãi tính từ thời điểm rút tiền đến khi hoàn trả. Vì vậy, khách hàng nên nhanh chóng trả số tiền rút và lãi để giảm số tiền lãi phát sinh.
- Lãi suất thẻ tín dụng của mỗi ngân hàng khác nhau là khác nhau. Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng có mức lãi suất rút tiền thấp để giảm số lãi phải trả khi rút tiền.
Để hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng rút tiền mặt, ACB sẽ gợi ý một số phương pháp sau:
- Dự phòng tiền tiết kiệm: Để tránh rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng trong những trường hợp cấp bách, khách hàng nên trích một khoản thu nhập để tiết kiệm. Khi có một số tiền dự phòng, khách hàng sẽ không phải lo lắng khi cần tiền gấp. Vì vậy hạn chế việc rút tiền từ thẻ tiết kiệm.
- Giữ tiền mặt và chi tiêu bằng thẻ tín dụng: Thay vì chi tiêu bằng tiền mặt làm quỹ tiền mặt giảm. Khách hàng nên sử dụng tối đa việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng để dự phòng tiền mặt khi cần gấp.
- Trả góp khi mua sắm: Khách hàng nên sử dụng phương án trả góp khi mua sắm để chia nhỏ số tiền thanh toán từng tháng. Vì vậy, khách hàng có thể hạn chế sử dụng tiền mặt.
- Rút tiền trước hạn từ tài khoản tiết kiệm: Nếu cần gấp một số tiền thì phương án rút tiền trước hạn từ tài khoản tiết kiệm là một phương án hiệu quả. Mặc dù lãi suất tiết kiệm sẽ trở về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn nhưng khách hàng sẽ không phải rút tiền từ thẻ tín dụng.
- Vay ngân hàng: Nếu không muốn rút tiền bằng thẻ tín dụng, khách hàng có thể vay ngân hàng theo hai hình thức gồm Vay thấu chi và Vay tiêu dùng không cần thế chấp tài sản.
- Vay thấu chi: Đây là hình thức vay mà ngân hàng cho vay với một hạn mức thấu chi nhất định để chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng và một số điều kiện khác.
- Vay tiêu dùng không cần thế chấp tài sản: Đây là hình thức ngân hàng cho vay với hạn mức khá cao trong thời gian từ 12 đến 48 tháng dựa vào độ uy tín và hồ sơ thẩm định.
Bài viết trên đánh giá chi tiết về việc có nên dùng tín dụng như một chiếc thẻ rút tiền mặt. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách hiểu rõ và đưa ra quyết định trong việc sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Nếu muốn tìm hiểu về các loại thẻ thanh toán ACB hãy liên hệ ngay với ACB để được tư vấn.
>>> Tổng hợp các loại thẻ tín dụng nổi bật của ACB
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.