Ngày 28/03 | Ngày 29/03 |
Open: 23.370 - 23.650 Low: 23.370 - 23.650 High: 23.370 - 23.650 Close: 23.370 - 23.650 USD Index: 102.428 (Tỷ giá niêm yết) |
Xu hướng : GIẢM Giá niêm yết : 23.350 - 23.630 TG Trung tâm: 23.603 Sàn - Trần : 22.423 - 23.783 CNY Fixing : 6.8771 |
SBV | PBoC | USD Index |
+ Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng vào sáng nay | + Tỷ giá niêm yết đồng CNY tăng 22 điểm | + Chỉ số USD Index giảm 0.4% trong ngày hôm qua. |
Trong nước: Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố cho thấy GDP Việt Nam quý I/2023 đã tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức tăng 5,92% trong quý cuối cùng năm 2022. Mức tăng này cũng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là 4,8% cũng như hầu hết các dự báo trước đó. Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam đang bị ảnh hưởng khi nhiều đối tác thương mại lớn áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nhằm kiểm soát lạm phát đã làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa, với xuất khẩu của cả nước bị thu hẹp trong 4 trên 6 tháng gần đây. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 khoảng 6%, so với mức 10,5% của năm ngoái. Với dự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế, NHNN Việt Nam đã quyết định hạ một loạt mức lãi suất điều hành hiệu lực kể từ ngày 15/3.
Một số dữ liệu vĩ mô đáng chú ý khác của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến như: xuất khẩu giảm 14,8%, chỉ số CPI tăng 3,35% trong tháng 3. Thặng dư thương mại cuối quý I ước đạt 4,07 tỷ USD so với mức thặng dư 3,2 tỷ USD ghi nhận cuối tháng 2 vừa qua. Sản xuất công nghiệp trong quý đầu tiên đã giảm 2,3% so với một năm trước đó, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong nước tăng 13,9%.
Tỷ giá USD/VND suy yếu trở lại về dưới mức 23.500 nhờ các nguồn cung ngoại tệ về thị trường khá dồi dào kết hợp từ cán cân thương mại duy trì mức thặng dư và một số giao dịch bán vốn với quy mô lớn của doanh nghiệp trong nước cho đối tác nước ngoài. Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mức mục tiêu sắp tới của tỷ giá là 23.450.
Thế giới: Chỉ số USD Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp (-0,4%) trong ngày hôm qua khi thị trường vẫn tập trung theo dõi tình hình sức khỏe của hệ thống ngân hàng tại Mỹ. Dự kiến đây vẫn là nhân tố chi phối chính đến sức mạnh của đồng
USD trong bối cảnh cuộc họp chính sách tiếp theo của FED sẽ diễn ra vào tháng 5.
Đồng AUD đang từng bước lấy lại sức mạnh so với đồng USD trong tuần này khi những lo lắng về tình hình sức khỏe của hệ thống ngân hàng đã giảm bớt. Tuy nhiên lịch sử cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính đặc biệt là liên quan đến hệ thống ngân hàng thường kéo dài trong nhiều năm vì vậy đà phục hồi của đồng AUD được đánh giá còn nhiều bấp bênh. Phát biểu vào tối qua, ông Michael Barr, Phó Chủ tịch giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng các vấn đề của ngân hàng SVB là do hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng này yếu, cho thấy đây có thể là một trường hợp cá biệt chứ không phải là xu hướng chung của toàn ngành.
Tỷ giá AUD/USD tăng gần 0,9% trong phiên giao dịch hôm qua nhưng đã giảm trở lại khi thị trường mở cửa sáng nay sau khi dữ liệu lạm phát hàng tháng bất ngờ hạ nhiệt. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm xuống mức 6,8% trong tháng 2, từ mức 7,4% của tháng trước và theo dự báo của thị trường là 7,1%. Dữ liệu này cũng xác nhận lạm phát của Úc có thể đã đạt đỉnh vào tháng 12 vừa qua và dự kiến sẽ hạ nhiệt về mức 4% vào cuối năm nay. Với đà suy yếu của nền kinh tế trong nước, lạm phát chậm lại và rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu làm tăng kỳ vọng về việc NHTƯ Úc có thể tạm dừng tăng lãi suất vào tuần tới và có lẽ là dấu chấm hết cho toàn bộ lộ trình thắt chặt kéo dài 10 tháng vừa qua. Thị trường đang đánh giá có khoảng 5% khả năng RBA tăng lãi suất vào tuần tới, so với mức 15% trước khi dữ liệu CPI được công bố.